Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ SBT Ngữ Văn 9 tập 2
1. Cho đề bài : Cảm nhận và suy nghĩ của em về hình ảnh ánh trăng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Hãy trả lời các câu hỏi :
- Đề bài này có yêu cầu gì ?
- Để giải quyết yêu cầu ấy cần có các luận điểm nào ? Nên sắp xếp các luận điểm ấy ra sao ?
Trả lời:
Vận dụng tri thức đã được đọc - hiểu về bài Ánh trăng (Bài 12, Ngữ văn 9, tập một), căn cứ vào yêu cầu của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ mà xác định yêu cầu cụ thể của đề bài này.
Mọi người đều biết trăng là một biểu tượng phổ biến trong thơ, nhưng ở mỗi trường hợp trăng lại có ý nghĩa cụ thể riêng.
Khi tìm các luận điểm cho bài văn, cần đặt hình ảnh ánh trăng trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc gắn với thái độ, tâm trạng của nhân vật trữ tình (tác giả), cần bám chắc vào ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh này. Ý nghĩa của hình ảnh ánh trăng được kết đọng rõ nhất ở khổ cuối bài thơ. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng các luận điểm của bài nghị luận phải gắn với sự nhận xét, đánh giá của cá nhân người viết, nên có màu sắc cảm xúc.
2. Lập dàn ý chi tiết (theo các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài) cho đề văn sau :
Vẻ đẹp tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Trả lời:
Đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK để nắm vững yêu cầu đối với từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, tái hiện các kiến thức khi đọc - hiểu về bài thơ Đồng chí (Bài 10, Ngữ văn 9, tập một) để lập dàn ý theo yêu cầu của đề.
Bài thơ Đồng chí ra đời vào thời gian nào ? Đề tài vả nét đặc sắc nổi bật của bài thơ ? Vị trí của bài Đồng chí trong thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp ?
Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ được thể hiện qua các khía cạnh nào ? Từng nội dung cảm xúc, nhận thức ấy đã được Chính Hữu diễn tả qua hình ảnh, ngôn từ ra sao ? Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của tình đồng chí và cách thể hiện của nhà thơ ?
Ý nghĩa của bài thơ Đồng chí là gì ?
3. Nhận xét nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (SGK Ngữ văn 9, tập một).
Trả lời:
Khi nhận xét nghệ thuật diễn tả tâm trạng cô đơn của nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du ở đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, cần chú ý biện pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng biện pháp nghệ thuật này, ngòi bút Nguyễn Du rất uyển chuyển, linh hoạt và rất sâu sắc.
- Tâm trạng cô đơn của nhân vật được thể hiện qua khung cảnh thiên nhiên, qua cảm nhận không gian và thời gian.
- Tâm trạng cô đơn của nhân vật được bộc lộ trực tiếp gắn với những cảnh vật gợi cảm tương ứng với thân phận. Cách dùng điệp ngữ “Buồn trông” như diễn tả nỗi buồn lớp lớp khôn nguôi, dự cảm ngày một rõ về thân phận mong manh, chìm nổi, bất an của nhân vật.
Việc phân tích này cần gắn với những nhận xét, đánh giá về tấm lòng, tài năng của Nguyễn Du chứ không nên sa vào phân tích lại đoạn trích đã học.
4. Tìm các luận điểm cho phần Thân bài đối với đề bài sau :
Phân tích tấm lòng thành kính và niềm xúc động thiết tha của Viễn Phương trong bài thơ “Viếng lăng Bác ".
Để làm sáng tỏ luận điểm niềm xúc động thiết tha, theo em, cần những luận cứ gì ?
Trả lời:
Cần xác định được quan hệ gần gũi nhưng vẫn mang nội dung khác nhau của hai luận điểm tấm lòng thành kính và niềm xúc động thiết tha của Viễn Phương ở bài thơ Viếng lăng Bác.
Khi phân tích, nhận xét một nội dung cảm xúc nào đó trong một bài thơ trữ tình, cần chú ý đến những biểu hiện cụ thể của nó (hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu,...).
5. Khi lập dàn ý cho đề bài “Cảm nghĩ về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ Nói với con của Y Phương”, một học sinh đã nêu các luận điểm (cho phần Thân bài) như sau :
a) Tình cảm của người cha đối với con gắn liền tình cảm gia đình ấm cúng, hoà trong tình yêu thiên nhiên quê hương giàu đẹp.
b) Người cha đã truyền cho con lòng tự hào đối với ý chí lớn lao, tinh thần bền bỉ của con người quê hương, đối với cội nguồn dân tộc.
c) Tình cảm của người cha gắn liền mong muốn cho con nhanh chóng trưởng thành, xứng đáng với truyền thống cao đẹp của quê hương, tự tin mà vững bước trên đường đời.
Theo em, các luận điểm ấy có đúng không, đã đủ cho việc giải quyết yêu cầu của đề chưa, đã được sắp xếp hợp lí chưa ?
Nếu cần làm sáng tỏ luận điểm (b), em sẽ nêu các luận cứ như thế nào ?
Trả lời:
Vận dụng những kiến thức về bài thơ Nói với con khi được đọc - hiểu và cách tìm, nêu luận điểm trong bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để suy nghĩ về các luận điểm được bạn học sinh đó đưa ra.
Suy nghĩ xem ý chí lớn lao, tinh thần bền bỉ của con người quê hương, truyền thống của dân tộc,... đã được Y Phương diễn tả trong cảm xúc như thế nào, bằng những hình ảnh gợi cảm ra sao.
6. Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi : Tác giả đã nêu nhận định về vấn đề gì ? Đâu là câu chủ đề của đoạn văn ? Nhận xét về sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
"Thơ là đi giữa Nhạc và Ý. Rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý :
Ai đi Nam Bộ
Tiền Giang, Hậu Giang
Ai vô Thành phố
Hồ Chí Minh
Rực rỡ tên vàng.
Ai về thẵm bưng biền Đồng Tháp
Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc Pháp
Nơi chôn rau cắt rốn của ta !
Ai đi Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hòa...
Trong sóng nhạc cuồn cuộn, những ý nổi lên, như đẩy nhạc đi, như giữ nhạc lại. Và chính là cái hơi nhạc đã thức dậy rồi lại phủ lên những ý này. Một đoạn thơ chỉ xem thôi thì không hiểu hết cái hay, phải đọc nó lên, để cho tất cả khả năng của nó biểu hiện ra trong âm nhạc."
(Theo Chế Lan Viên, Nghĩ cạnh dòng thơ,
NXB Văn học, Hà Nội, 1981)
Trả lời:
Một đoạn văn phải có một ý (luận điểm) nào đó. Các câu trong một đoạn văn cần được liên kết một cách chặt chẽ, tự nhiên. Suy nghĩ xem những đặc điểm ấy được thể hiện ở đoạn văn của Chế Lan Viên như thế nào. Phân tích cách nêu luận điểm (nhận định), cách lập luận, chứng minh, kết luận của Chế Lan Viên.
7. Kết thúc Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật viết :
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Hãy phân tích khổ thơ để làm nổi bật phong thái hiên ngang, tinh thần dũng cảm của những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Trả lời:
Chú ý viết bài văn có chủ đề, nội dung xác định theo yêu cầu. Các câu trong bài văn cần được liên kết chặt chẽ và thể hiện được nhận xét, rung cảm của mình trước hình ảnh, giọng điệu,... của khổ thơ.
8. Trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, em thích nhất hình ảnh nào, câu thơ nào ? Hãy trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh và những câu thơ ấy.
Trả lời:
Chọn một hình ảnh hoặc một câu thơ mà em thực sự yêu thích trong bài Mùa xuân nho nhỏ. Bài văn trình bày cảm nhận phải gắn với việc chỉ ra, bình luận cái hay, cái đẹp của hình ảnh, câu thơ ấy và chứng tỏ được rung cảm chân thành của người viết.
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Xem thêm lời giải SBT Ngữ văn lớp 9
NGỮ VĂN 9 TẬP 1
- 👉 Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh
- 👉 Soạn bài Các phương châm hội thoại
- 👉 Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- 👉 Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- 👉 Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
- 👉 Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- 👉 Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em
- 👉 Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2)
- 👉 Soạn bài Xưng hô trong hội thoại
- 👉 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh
- 👉 Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - Trích Truyền kì mạn lục
- 👉 Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- 👉 Soạn bài Sự phát triển của từ vựng
- 👉 Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- 👉 Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ trung tùy bút)
- 👉 Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn - trích)
- 👉 Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
- 👉 Soạn bài Trả bài tập làm văn số 1
- 👉 Soạn bài "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
- 👉 Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)
- 👉 Soạn bài Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiểu)
- 👉 Soạn bài Thuật ngữ
- 👉 Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự
- 👉 Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)
- 👉 Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)
- 👉 Soạn bài Trau dồi vốn từ
- 👉 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự
- 👉 Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)
- 👉 Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- 👉 Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- 👉 Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- 👉 Soạn bài Tổng kết về từ vựng
- 👉 Soạn bài Trả bài tập làm văn số 2
- 👉 Soạn bài Đồng chí
- 👉 Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- 👉 Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
- 👉 Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự
- 👉 Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá
- 👉 Soạn bài Bếp lửa
- 👉 Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo 2)
- 👉 Soạn bài Tập làm thơ tám chữ
- 👉 Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- 👉 Soạn bài Ánh trăng
- 👉 Soạn bài Tổng kết về từ vựng (luyện tập tổng hợp)
- 👉 Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
- 👉 Soạn bài Làng (trích)
- 👉 Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- 👉 Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- 👉 Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa (trích)
- 👉 Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt
- 👉 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự
- 👉 Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- 👉 Soạn bài Chiếc lược ngà (trích)
- 👉 Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt
- 👉 Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn
- 👉 Soạn bài Cố hương
- 👉 Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo)
- 👉 Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- 👉 Soạn bài Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)
- 👉 Soạn bài Trả bài tập làm văn số 3. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- 👉 Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn
NGỮ VĂN 9 TẬP 2
- 👉 Soạn bài Bàn về đọc sách (trích)
- 👉 Soạn bài Khởi ngữ
- 👉 Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp - Luyện tập phân tích và tổng hợp
- 👉 Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ
- 👉 Soạn bài Các thành phần biệt lập
- 👉 Soạn bài Nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống
- 👉 Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- 👉 Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
- 👉 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội
- 👉 Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- 👉 Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (trích)
- 👉 Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- 👉 Soạn bài Con cò
- 👉 Soạn bài Trả bài tập làm văn số 5
- 👉 Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- 👉 Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
- 👉 Soạn bài Viếng lăng Bác
- 👉 Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- 👉 Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- 👉 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học
- 👉 Soạn bài Sang thu
- 👉 Soạn bài Nói với con
- 👉 Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý
- 👉 Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- 👉 Soạn bài Mây và sóng
- 👉 Soạn bài Ôn tập về thơ
- 👉 Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
- 👉 Soạn bài Trả bài tập làm văn số 6
- 👉 Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng
- 👉 Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- 👉 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học
- 👉 Soạn bài Bến quê (trích)
- 👉 Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt
- 👉 Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- 👉 Soạn bài Những ngôi sao xa xôi (trích)
- 👉 Soạn bài Trả bài tập làm văn số 7
- 👉 Soạn bài Biên bản - Luyện tập viết biên bản (chung cho cả hai bài 28 và 29)
- 👉 Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
- 👉 Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp
- 👉 Soạn bài Hợp đồng - Luyện tập viết hợp đồng (chung cho cả hai bài 29 và 31)
- 👉 Soạn bài Bố của Xi-mông (trích)
- 👉 Soạn bài Ôn tập về truyện
- 👉 Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)
- 👉 Soạn bài Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)
- 👉 Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt
- 👉 Soạn bài Bắc Sơn (trích hồi bốn)
- 👉 Soạn bài Tổng kết phần văn học nước ngoài
- 👉 Soạn bài Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)
- 👉 Soạn bài A - Nhìn chung về văn học Việt Nam
- 👉 Soạn bài B - Sơ lược về một số thể loại văn học
- 👉 Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm
- 👉 Soạn bài Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Toán
- Tài liệu Dạy - học Toán 9
- SBT Toán lớp 9
- Vở bài tập Toán 9
- SGK Toán lớp 9
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 9
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 9
- SBT Hóa lớp 9
- SGK Hóa lớp 9
- Giải môn Hóa học lớp 9
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 9
- SBT Sinh lớp 9
- Vở bài tập Sinh học 9
- SGK Sinh lớp 9
- Giải môn Sinh học lớp 9
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 9 mới
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới