Bài 2.18 trang 71 SBT hình học 11

Giải bài 2.18 trang 71 sách bài tập hình học 11. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác SAB và I là trung điểm của AB. Lấy điểm M trong đoạn AD sao cho AD = 3AM...

Bài làm:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình bình hành \(ABCD\). Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(SAB\) và \(I\) là trung điểm của \(AB\). Lấy điểm \(M\) trong đoạn \(AD\) sao cho \(AD = 3AM\).

LG a

Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng \((SAD)\) và \((SBC)\).

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất: Nếu hai mặt phẳng lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.

Lời giải chi tiết:

Ta có \(S=(SAD)\cap (SBC)\)

\(\left\{ \begin{array}{l}AD \subset (SAD)\\BC \subset (SBC)\\AD\parallel BC\end{array} \right.\)

\(\Rightarrow (SAD)\cap (SBC)=Sx\);

\(Sx\parallel AD\parallel BC\).


LG b

Đường thẳng qua \(M\) song song với \(AB\) cắt \(CI\) tại \(N\). Chứng minh rằng \(NG\parallel \left( {SC{\rm{D}}} \right)\).

Phương pháp giải:

Sử dụng định lý Talet.

Sử dụng tính chất: Nếu đường thẳng \(d\) không nằm trong mặt phẳng \((\alpha)\) và \(d\) song song với đường thẳng \(d’\) nằm trong \((\alpha)\) thì \(d\) song song \((\alpha)\).

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(MN\parallel AI\parallel CD\) theo định lý Talet ta được \(\dfrac{IN}{IC}=\dfrac{AM}{AD}=\dfrac{1}{3}\).

Mặt khác: \(G\) là trọng tâm tam giác \(SAB\) nên \(\dfrac{IG}{IS}=\dfrac{1}{3}\).

Suy ra: \(\dfrac{IN}{IC}=\dfrac{IG}{IS}=\dfrac{1}{3}\).

Theo định lý Talet ta được \(GN\parallel SC\) mà \(SC\subset (SCD)\).

\(\Rightarrow GN\parallel (SCD)\).


LG c

Chứng minh rằng \(MG\parallel \left( {SC{\rm{D}}} \right)\)

Phương pháp giải:

Sử dụng định lý Talet.

Sử dụng tính chất: Nếu đường thẳng \(d\) không nằm trong mặt phẳng \((\alpha)\) và \(d\) song song với đường thẳng \(d’\) nằm trong \((\alpha)\) thì \(d\) song song \((\alpha)\).

Lời giải chi tiết:

Gọi \(K=IM\cap CD\) \(\Rightarrow K\in CD\) \(\Rightarrow K\in (SCD)\) \(\Rightarrow SK\subset (SCD)\)

Ta có \(MN\parallel CD\)

Theo Talet ta có \(\dfrac{MN}{CK}=\dfrac{IN}{IC}=\dfrac{1}{3}\)

\(\Rightarrow \dfrac{IM}{IK}=\dfrac{1}{3} \)

Mà \(G\) là trong tâm tam giác \(SAB\) nên \(\dfrac{IG}{IS}=\dfrac{1}{3} \)

Suy ra \(\dfrac{IM}{IK}=\dfrac{IG}{IS}=\dfrac{1}{3} \)

\(\Rightarrow GM\parallel SK\) mà \(SK\subset (SCD)\).

Nên \(GM \parallel (SCD)\).

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SBT Toán lớp 11

Giải sách bài tập toán hình học và đại số giải tích lớp 11. Giải chi tiết tất cả câu hỏi trong các chương và bài chi tiết trong SBT hình học và đại số giải tích toán 11 cơ bản với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.