Bài 6 trang 63 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 1

Giải bài tập Cho hai hàm số

Đề bài

Cho hai hàm số \(y = x + 3,y =  - x + 3\) có đồ thị lần lượt là các đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\).

a) Tìm tọa độ giao điểm A của hai đường thẳng nói trên. Tìm các giao điểm B, C của \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\) lần lượt với trục Ox.

b) Tìm góc tạo bởi \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\) lần lượt với trục Ox.

c) Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tọa độ giao điểm của 2 đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\)chính là nghiệm của hệ phương trình gồm 2 pt đường thẳng đó.

Tính góc tạo bởi đường thẳng với trục Ox ta tìm góc sau đó áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính.

Lời giải chi tiết

a) Tọa độ giao điểm của hai đồ thị hàm số là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}y = x + 3\\y =  - x + 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y = 3\end{array} \right. \Rightarrow A\left( {0;3} \right)\)

\(\left( {{d_1}} \right) \cap Ox = B\left( { - 3;0} \right);\)\(\,\,\left( {{d_2}} \right) \cap Ox = C\left( {3;0} \right)\)

b) Đường thẳng \(y = x + 3\) đi qua điểm B(-3;0) và điểm A (0;3) . Ta có góc tạo bởi \(\left( {{d_1}} \right)\)và trục Ox là góc \(\widehat {ABx}\)

Xét tam giác vuông ABO ta có: \(AO = 3;\,OB = \left| { - 3} \right| = 3\)

\(\Rightarrow {\mathop{\rm tanABO}\nolimits}  = \dfrac{{OA}}{{OB}} = 1\)

\(\Rightarrow \widehat {ABO} = {45^0}\)

Vậy góc tạo bởi \(\left( {{d_1}} \right)\) và trục Ox là góc \({45^0}\)
Đường thẳng y = - x + 3 đi qua điểm B(3;0) và điểm A (0;3) . Ta có góc tạo bởi \(\left( {{d_2}} \right)\) và trục Ox là góc \(\widehat {ACx}\)

Xét tam giác vuông ACO ta có: \(AO = 3;\,OC = 3 \)

\(\Rightarrow {\mathop{\rm tanACO}\nolimits}  = \dfrac{{OA}}{{OB}} = 1 \)

\(\Rightarrow \widehat {ACO} = {45^0}\)

Khi đó ta có: \(\widehat {ACx} = {180^0} - {45^0} = {135^0}\)

Vậy góc tạo bởi \(\left( {{d_2}} \right)\) và trục Ox là góc \({135^0}\)

 

 

c) Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC.

Trong tam giác vuông AOB ta có: \(AB = \sqrt {{3^2} + {3^2}}  = 3\sqrt 2 \)

Trong tam giác AOC ta có: \(AC = \sqrt {{3^2} + {3^2}}  = 3\sqrt 2 \)

\(BC = 3 + 3 = 6\)

Chu vi tam giác ABC là \(3\sqrt 2  + 3\sqrt 2  + 6 = 6 + 6\sqrt 2 \)

Diện tích tam giác ABC là: \({S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}OA.BC = \dfrac{1}{2}.3.6 = 9\)

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải Tài liệu Dạy - học Toán 9

Giải bài tập Tài liệu Dạy - học Toán lớp 9, đầy đủ công thức, lý thuyết, định lí, chuyên đề toán. Phát triển tư duy đột phá trong dạy học Toán 9, để học tốt dạy học Toán 9

CHƯƠNG I : CĂN BẬC HAI - CĂN BẬC BA

CHƯƠNG II : HÀM SỐ BẬC NHẤT

CHƯƠNG III: HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

CHƯƠNG IV: HÀM SỐ BẬC HAI VÀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI

CHƯƠNG I: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG

CHƯƠNG II : ĐƯỜNG TRÒN

CHƯƠNG III: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.