Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 2 - Chương III - Hóa học 11
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Để xác định hàm lượng cacbon trong thép người ta đốt mẫu thép trong oxi thu lấy CO2. Đem đốt 100 gam một mẫu thép thu được 3 gam CO2. Phần trăm cacbon theo khối lượng trong mẫu thép này là:
A.1,10% B.0,82%
C.2,50% D.1,45%
Câu 2. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần độ bền với nhiệt các hợp chất hiđrua (RH4) của các nguyên tố nhóm cacbon?
\(\begin{array}{l}A.C{H_4} > Si{H_4} > Ge{H_4} > Sn{H_4} > Pb{H_4}\\B.C{H_4} > Si{H_4} > Pb{H_4} > Sn{H_4} > Ge{H_4}\\C.Pb{H_4} > Sn{H_4} > Ge{H_4} > Si{H_4} > C{H_4}\\D.Si{H_4} > Ge{H_4} > Pb{H_4} > Sn{H_4} > C{H_4}\end{array}\)
Câu 3. Cho 182 gam hỗn hợp gồm Al2O3 và CuO phản ứng với bột cacbon ở nhiệt độ cao, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A.30,00% và 70,00%
B.25,00% va 75,00%
C.56,04% và 43,96%
D.45,15% và 54,85%
Câu 4. Sục từ từ CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2. Đồ thị nào sau đây biểu diễn số mol CaCO3 theo số mol CO2 là đúng?
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn một lượng CaO vào nước thu được dung dịch X. Sục V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X (dư) thu được 2,5 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A.4,48 lít B. 0,56 lít
C.0,67% D.1,12 lít
Câu 6. Cho phân tử khối của 3 muối RCO3, R’CO3 và R’’CO3 lập thành một cấp số cộng với công sai bằng 16. Tổng số hạt proton, nơtron của ba hạt nhân nguyên tử trên là 120. Ba nguyên tố trên là dãy nào sau đây?
\(\begin{array}{l}A.Mg,Ca,Fe\\B.Ba,Mg,Ca\\C.Fe,Zn,Cu\\D.Mg,Ca,Cu\end{array}\)
Câu 7. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X gồm CO2 và N2 đối với H2 bằng 18. Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A.40% và 60%
B.25% và 75%
C.61,11% và 38,89%
D.33,33% và 66,67%
Câu 8. Dung dịch X chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M. Dẫn 2,24 lít khí CO2 vào 400ml dung dịch X. Khối lượng khối lượng kết tủa thu được là:
A.11,0 gam B.0,4 gam
C.2,0 gam D.5,0 gam
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9. Trong một bình kín chứa một ít than và nước không có không khí. Nung nóng bình tới nhiệt độ cao. Giả sử chỉ xảy ra 2 phản ứng sau: \(\begin{array}{l}C + {H_2}O \to CO + {H_2}\\C + 2{H_2}O \to C{O_2} + 2{H_2}\end{array}\)
a) Nếu dẫn các khí trong bình đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 1,97 gam kết tủa. Tính khối lượng CO2 có trong bình.
b) Để đốt cháy các khí trong bình sau phản ứng cần 2,464 lít oxi (đktc). Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong bình.
Câu 10. Hòa tan vào nước 7,14 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại xesi. Sau đó cho thêm vào dung dịch thu được một lượng axit HCl dư người ta thu được 0,672 lít khí (đktc). Xác định phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 11. Dẫn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch KOH 1,5M. Dung dịch thu được chứa chứa những muối nào?
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
A |
C |
D |
Câu |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
C |
A |
Câu 1:
n CO2 = 3 : 44 = 0,068 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C
=> n C = n CO2 = 0,068 mol
m C = 0,068 . 12 = 0,816 gam
=> % m C có trong thép là: 0,816 : 100 . 100% = 0,816%
Đáp án B
Câu 2:
Hợp chất hidrua của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm có độ bền giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân
Đáp án A
Câu 3:
Ta có phương trình:
2CuO + C → 2Cu + CO2
n CO2 = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol
=> m CuO = 1 . 80 = 80 gam
=> % m CuO = 80 : 182 . 100% = 43,96%
% m Al2O3 = 56,04%
Đáp án C
Câu 4:
Các phương trình hóa học diễn ra khi sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 là:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
a a a
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
a a a
Đáp án D
Câu 5:
Ta có phương trình phản ứng:
CaO + H2O → Ca(OH)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
n CaCO3 = 2,5 : 100 = 0,025 mol
X dư => CO2 phản ứng hết
n CO2 = n Ca(OH)2 = 0,025 mol
V CO2 = 0,025 . 22,4 = 0,56 lít
Đáp án B
Câu 6:
Đáp án A
Câu 7:
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí là: 18 . 2 = 36
Gọi số mol của CO2, N2 lần lượt là x, y
=> (44x + 28y) : (x + y) = 36
=> x = y
Gỉa sử số mol CO2, N2 có x mol
=> % m CO2 = 44 : (44 + 28) . 100% = 61,11%
% m N2 = 38,89%
Đáp án C
Câu 8:
n CO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
n NaOH = 0,4 . 1 = 0,4 mol
n Ca(OH)2 = 0,4 . 0,01 = 0,004 mol
n OH = 0,004 . 2 + 0,4 = 0,408 mol
Ta có : n OH : n CO2 = 0,408 : 0,1 = 4,08
=> Sau phản ứng kiềm dư, CO2 hết
n CaCO3 = n Ca(OH)2 = 0,004 . 100 = 0,4 gam
Đáp án A
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9.
a) Tính khối lượng CO2:
Khi dẫn các khí qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì CO2 bị hấp thu:
\(\begin{array}{l}C{O_2} + Ba{\left( {OH} \right)_2} \to BaC{O_3} + {H_2}O{\rm{ }}\left( 1 \right)\\0,01{\rm{ \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; }} \leftarrow {\rm{ 0,01 }}\left( {mol} \right)\end{array}\)
Ta có: \({n_{BaC{O_3}}} = \dfrac{{19,7}}{{197}} = 0,01\left( {mol} \right)\)
Từ (1) \( \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = 0,01\left( {mol} \right)\)
\(\Rightarrow {m_{C{O_2}}} = 0,01 \times 44 = 0,44\left( {gam} \right)\)
b) Phần trăm của mỗi khí trong bình:
Cách 1:
Các phản ứng xảy ra trong bình:
\(\begin{array}{l}C + {H_2}O \to CO + {H_2}{\rm{ }}\left( 1 \right)\\C + 2{H_2}O \to C{O_2} + 2{H_2}{\rm{ }}\left( 2 \right)\end{array}\)
Phản ứng đốt cháy các khí trong bình:
\(\begin{array}{l}2CO + {O_2} \to 2C{O_2}{\rm{ }}\left( 3 \right)\\2{H_2} + {O_2} \to 2{H_2}O{\rm{ }}\left( 4 \right)\end{array}\)
Gọi V1, V2 và V3 lần lượt là thể tich của các khí CO2, H2 và CO trong bình (đktc).
Từ (1) \({V_1} = \dfrac{{0,44 \times 22,4}}{{44}} = 0,224\left( l \right){\rm{ }}\left( * \right)\)
Từ (3), (4) ta có: \({V_2} + {V_3} = 2 \times 2,464 = 4,928\left( l \right){\rm{ }}\left( {**} \right)\)
Theo phản ứng (1) và (2) ta có V3 = V2 - 2V1 (***)
Giải (*), (**) và (***) ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}{V_1} = 0,224\\{V_2} = 2,688\\{V_3} = 2,24\end{array} \right.\)
Tổng thể tích của 3 khí trong bình:
\({V_1} + {V_2} + {V_3} = 0,224 + 2,688 + 2,24 \)\(\,= 5,152\left( {lit} \right)\)
Vậy: \(\% {V_{C{O_2}}} = \dfrac{{0,224}}{{5,152}} \times 100\% = 4,35\% \)
\(\begin{array}{l}\% {V_{CO}} = \dfrac{{2,24}}{{5,152}} \times 100\% = 43,48\% \\\% {V_{{H_2}}} = 52,17\% \end{array}\)
Cách 2.
Gọi a, b và c là số mol của CO2, H2 và CO.
\(\begin{array}{l} \Rightarrow a = \dfrac{{0,44}}{{44}} = 0,01\left( {mol} \right){\rm{ }}\left( * \right)\\{\rm{ b + c = 2}} \times \dfrac{{2,464}}{{22,4}} = 0,22{\rm{ }}\left( {**} \right)\\{\rm{ c = b - 2a }}\left( {***} \right)\end{array}\)
Giải (*), (**) và (***) ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}a = 0,01\\b = 0,12\\c = 0,1\end{array} \right.\)
Vì là chất khí nên %V = %n
Vậy:
\(\% {V_{C{O_2}}} = \% {n_{C{O_2}}} = \dfrac{{0,01}}{{0,23}} \times 100\% = 4,35\% \)
\(\begin{array}{l}\% {V_{CO}} = \% {n_{CO}} = \dfrac{{0,1}}{{0,23}} \times 100\% = 43,48\% \\\% {V_{{H_2}}} = \% {n_{{H_2}}} = 100\% - \left( {4,35\% + 43,48\% } \right) = 52,17\% \end{array}\)
Câu 10.
Ta có: \({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{0,672}}{{22,4}} = 0,03\left( {mol} \right)\)
Gọi a là số mol của muối Cs2CO3 và b là số mol của muối CsHCO3.
Theo đề bài, ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}326a + 194b = 7,14\\a + b = 0,03\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình, ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}a = 0,01\\b = 0,02\end{array} \right.\)
Vậy: \(\% {m_{C{s_2}C{O_3}}} = \dfrac{{0,01 \times 326}}{{7,14}} \times 100\% = 45,66\% \)
\(\% {m_{CsHC{O_3}}} = 100\% - 45,66\% = 54,34\% .\)
Câu 11.
Ta có: \({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\left( {mol} \right);\)
\({n_{KOH}} = 0,1 \times 1,5 = 0,15\left( {mol} \right)\)
Lập tỉ số: \(1 < \dfrac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \dfrac{{0,15}}{{0,1}} = 1,5 < 2\)
\( \Rightarrow \) Sau khi dẫn CO2 vào dung dịch KOH thì tạo thành 2 muối: K2CO3 và KHCO3.
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương III - Hóa học 11
Xem thêm lời giải SGK Hóa lớp 11
CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI
- 👉 Bài 1. Sự điện li
- 👉 Bài 2. Axit, bazơ và muối
- 👉 Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit - bazơ
- 👉 Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- 👉 Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- 👉 Bài 6. Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương I - Hóa học 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương I - Hóa học 11
Đề kiểm tra giữa kì - Hóa học 11
CHƯƠNG 2: NITƠ - PHOTPHO
- 👉 Bài 7. Nitơ
- 👉 Bài 8. Amoniac và muối amoni
- 👉 Bài 9. Axit nitric và muối nitrat
- 👉 Bài 10. Photpho
- 👉 Bài 11. Axit photphoric và muối photphat
- 👉 Bài 12. Phân bón hóa học
- 👉 Bài 13. Luyện tập: Tính chất của Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng
- 👉 Bài 14. Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương II - Hóa học 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương II - Hóa học 11
CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC
- 👉 Bài 15. Cacbon
- 👉 Bài 16. Hợp chất của cacbon
- 👉 Bài 17. Silic và hợp chất của silic
- 👉 Bài 18. Công nghiệp silicat
- 👉 Bài 19. Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương III - Hóa học 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương III - Hóa học 11
CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
- 👉 Bài 20. Mở đầu về hoá học hữu cơ
- 👉 Bài 21. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
- 👉 Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
- 👉 Bài 23. Phản ứng hữu cơ
- 👉 Bài 24. Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương IV - Hóa học 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương IV - Hóa học 11
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI
CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO
- 👉 Bài 25. Ankan
- 👉 Bài 26. Xicloankan
- 👉 Bài 27. Luyện tập ankan và xicloankan
- 👉 Bài 28. Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương V - Hóa học 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương V - Hóa học 11
CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO
- 👉 Bài 29. Anken
- 👉 Bài 30. Ankađien
- 👉 Bài 31. Luyện tập: Anken và Ankadien
- 👉 Bài 32. Ankin
- 👉 Bài 33. Luyện tập: Ankin
- 👉 Bài 34. Bài thực hành 4 : Điều chế và tính chất của etilen và axetilen
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương VI - Hóa học 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương VI - Hóa học 11
CHƯƠNG 7: HIĐROCACBON THƠM, NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON
- 👉 Bài 35. Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác
- 👉 Bài 36. Luyện tập: Hiđrocacbon thơm
- 👉 Bài 37. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên
- 👉 Bài 38. Hệ thống hóa về hiđrocacbon
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương VII - Hóa học 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương VII - Hóa học 11
CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL
- 👉 Bài 39. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
- 👉 Bài 40. Ancol
- 👉 Bài 41. Phenol
- 👉 Bài 42. Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol
- 👉 Bài 43. Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương VIII - Hóa học 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương VIII - Hóa học 11
CHƯƠNG 9: ANĐEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC
- 👉 Bài 44. Anđehit - xeton
- 👉 Bài 45. Axit cacboxylic
- 👉 Bài 46. Luyện tập: Anđehit - xeton - axit cacboxylic
- 👉 Bài 47. Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương IX - Hóa học 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương IX - Hóa học 11
Xem Thêm
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới