Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 3 – Đề số 1 – Đại số và giải tích 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 3 – Đề số 1 – Đại số và giải tích 11

Đề bài

Câu 1: Cho dãy số có các số hạng đầu là :\( - 2;0;2;4;6;....\)Số hạng tổng quát của dãy số này có dạng ?

A. \({u_n} =  - 2n\) 

B. \({u_n} = ( - 2)(n + 1)\)

C. \({u_n} = ( - 2) + n\)

D. \({u_n} = ( - 2) + 2(n - 1)\)

Câu 2: Cho cấp số nhân \(({u_n})\)có công bội q. Chọn hệ thức đúng trong các hệ thức sau:

A. \({u_k} = \sqrt {{u_{k + 1}}.{u_{k + 2}}} \)          

B. \({u_k} = \dfrac{{{u_{k - 1}} + {u_{k + 1}}}}{2}\)

C. \({u_k} = {u_1}.{q^{k - 1}}\)   

D. \({u_k} = {u_1} + (k - 1)q\)

Câu 3: Cho cấp số cộng \(({u_n})\)có \({u_2} + {u_3} = 20,{u_5} + {u_7} =  - 29\). Tìm \({u_1},d\)?

A. \({u_1} = 20;d = 7\)   

B. \({u_1} = 20,5\,;d =  - 7\)

C. \({u_1} = 20,5\,;d = 7\)

D.\({u_1} =  - 20,5;d =  - 7\)

Câu 4: Cho dãy số \(({u_n})\) xác định bởi  \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{u_1} = 1}\\{{u_n} = 2{u_{n - 1}} + 3,\forall n \ge 2}\end{array}} \right.\). Viết năm số hạng đầu của dãy ?

A. 1;5;13;28;61           

B. 1;5;13;29;61            

C. 1;5;17;29;61            

D. 1;5;14;29;61

Câu 5: Xét xem dãy số \(({u_n})\)với \({u_n} = 3n - 1\) có phải là cấp số nhân không? Nếu phải hãy xác định công bội.

A. \(q = 3\)                    B. \(q = 2\)

C. \(q = 4\)                    D. \(q = \emptyset \)

Câu 6: Cho dãy số\(\left( {{y_n}} \right)\) xác định bởi \({y_1} = {y_2} = 1\)  và \({y_{n + 2}} = {y_{n + 1}} + {y_n},\,\,\forall n \in N*.\) Năm số hạng đầu tiên của dãy số đó là:

A.\(1,1,2,4,7\)              B.\(2,3,5,8,11\) 

C.\(1,2,3,5,8\)              D.\(1,1,2,3,5\)

Câu 7: Cho cấp số cộng \(({u_n})\) thỏa mãn :\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{u_2} - {u_3} + {u_5} = 10}\\{{u_4} + {u_6} = 26}\end{array}} \right.\). Xác định công sai ?

A. d = 3                       B. d = 5

C. d = 6                       D. d = 4

Câu 8: Cho dãy số \(({u_n})\)có \({u_1} = \dfrac{1}{4};d = \dfrac{{ - 1}}{4}\). Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. \({S_5} = \dfrac{5}{4}\) 

B. \({S_5} = \dfrac{4}{5}\) 

C. \({S_5} =  - \dfrac{5}{4}\)   

D. \({S_5} =  - \dfrac{4}{5}\)

Câu 9: Cho dãy số \(({u_n})\)với :\({u_n} = 7 - 2n\). Khẳng định nào sau đây là sai ?

A. 3 số hạng đầu của dãy : \({u_1} = 5;{u_2} = 3;{u_3} = 1\)

B. Số hạng thứ \(n + 1:{u_{n + 1}} = 8 - 2n\)

C. Là cấp số cộng có d = - 2

D. Số hạng thứ 4: \({u_4} =  - 1\)

Câu 10: Cho dãy số \( - 1;x;0,64\). Chọn \(x\) để dãy số đã cho theo thứ tự lập thành cấp số nhân

A. Không có giá trị nào của \(x\)

B. \(x = 0,008\)

C. \(x =  - 0,008\)

D. \(x = 0,004\)

Câu 11: Xét tính tăng , giảm và bị chặn của dãy số \(({u_n})\) biết \({u_n} = \dfrac{{2n - 13}}{{3n - 2}}\)

A. Dãy số tăng, bị chặn                                    

B. Dãy số giảm, bị chặn

C. Dãy số không tăng, không giảm, không bị chặn                                        

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 12: Cho a,b,c theo thứ tự lập thành cấp số cộng, đẳng thức nào sau đây là đúng ?

A. \({a^2} + {c^2} = 2ab + 2bc\) 

B. \({a^2} - {c^2} = 2ab - 2bc\)

C. \({a^2} + {c^2} = 2ab - 2bc\)

D. \({a^2} - {c^2} = ab - bc\)

Câu 13: Tìm số hạng lớn nhất của dãy số \(\left( {{a_n}} \right)\) có \({a_n} =  - {n^2} + 4n + 11,\,\,\forall n \in N*\) .

A. 14                           B. 15 

C. 13                           D. 12

Câu 14: Cho dãy số \(({u_n})\)với :\({u_n} = \dfrac{{ - n}}{{n + 1}}\) . Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. Năm số hạng đầu của dãy là : \(\dfrac{{ - 1}}{2};\dfrac{{ - 2}}{3};\dfrac{{ - 3}}{4};\dfrac{{ - 5}}{5};\dfrac{{ - 5}}{6};\)

B. Năm số hạng đầu của dãy là: \(\dfrac{{ - 1}}{2};\dfrac{{ - 2}}{3};\dfrac{{ - 3}}{4};\dfrac{{ - 4}}{5};\dfrac{{ - 5}}{6};\)

C. Là dãy số tăng

D. Bị chặn trên bởi số 1

Câu 15: Cho dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) xác định bởi \({x_1} = 5\) và \({x_{n + 1}} = {x_n} + n,\,\,\forall n \in N*\). Số hạng tổng quát của dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) là:

A.\({x_n} = \dfrac{{{n^2} - n + 10}}{2}\) 

B.\({x_n} = \dfrac{{5{n^2} - 5n}}{2}\)

C.\({x_n} = \dfrac{{{n^2} + n + 10}}{2}\)  

D.\({x_n} = \dfrac{{{n^2} + 3n + 12}}{2}\)

Câu 16: Cho cấp số nhân \(({u_n})\)thỏa mãn: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{u_4} = \dfrac{2}{{27}}}\\{{u_3} = 243{u_8}}\end{array}} \right.\). Viết 5 số hạng đầu của cấp số

A. \({u_1} = 2;{u_2} = \dfrac{2}{5};{u_3} = \dfrac{2}{9};{u_4} = \dfrac{2}{{27}};{u_5} = \dfrac{2}{{81}}\)  C. \({u_1} = 1;{u_2} = \dfrac{2}{3};{u_3} = \dfrac{2}{9};{u_4} = \dfrac{2}{{27}};{u_5} = \dfrac{2}{{81}}\)

B. \({u_1} = 2;{u_2} = \dfrac{2}{3};{u_3} = \dfrac{2}{9};{u_4} = \dfrac{2}{{27}};{u_5} = \dfrac{2}{{64}}\)  D. \({u_1} = 2;{u_2} = \dfrac{2}{3};{u_3} = \dfrac{2}{9};{u_4} = \dfrac{2}{{27}};{u_5} = \dfrac{2}{{81}}\)

Câu 17: Xét tính bị chặn của dãy số sau: \({u_n} = 4 - 3n - {n^2}\)

A. Bị chặn                    B. Không bị chặn          C. Bị chặn trên              D. Bị chặn dưới

Câu 18: Xác định x để 3 số :\(1 - x;{x^2};1 + x\) theo thứ tự lập thành cấp số cộng ?

A. Không có giá trị nào của x 

B. \(x =  \pm 2\)

C. \(x =  \pm 1\)

D. \(x = 0\)

Câu 19: Cho cấp số nhân có \({u_1} =  - 3;q = \dfrac{2}{3}\). Tính \({u_5}\)

A. \({u_5} = \dfrac{{ - 27}}{{16}}\)

B. \({u_5} = \dfrac{{ - 16}}{{27}}\)

C. \({u_5} = \dfrac{{16}}{{27}}\) 

D. \({u_5} = \dfrac{{27}}{{16}}\)

Câu 20: Một cấp số cộng có 13 số hạng, số hạng đầu là 2 và tổng của 13 số hạng đầu của cấp số cộng đó bằng 260. Khi đó, giá trị của \({u_{13}}\)là bao nhiêu.

A. \({u_{13}} = 40\)       

B. \({u_{13}} = 38\) 

C. \({u_{13}} = 36\)

D. \({u_{13}} = 20\)

Câu 21: Cho một cấp số cộng có 20 số hạng. Đẳng thức nào sau đây là sai ?

A. \({u_1} + {u_{20}} = {u_2} + {u_{19}}\)         

B. \({u_1} + {u_{20}} = {u_5} + {u_{16}}\)           

C. \({u_1} + {u_{20}} = {u_8} + {u_{13}}\)         

D. \({u_1} + {u_{20}} = {u_9} + {u_{11}}\)

Câu 22: Cho cấp số nhân có các số hạng lần lượt là 3;9;27;81;…Khi đó \({u_n}\)có thể được tính theo biểu thức nào sau đây

A. \({u_n} = {3^{n - 1}}\)

B. \({u_n} = {3^n}\)        

C. \({u_n} = {3^{n + 1}}\) 

D. \({u_n} = 3 + {3^n}\)

Câu 23: Dân số của thành phố A hiện nay là \(3\) triệu người. Biết rằng tỉ lệ tăng dân số hàng năm của thành phố A là \(2\% \). Dân số của thành phố A sau \(3\) năm nữa sẽ là:

A. 3183624 

B. 2343625

C. 2343626 

D. 2343627

Câu 24: Cho cấp số cộng \(({u_n})\) có công sai \(d > 0\); \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{u_{31}} + {u_{34}} = 11}\\{{u^2}_{31} + {u^2}_{34} = 101}\end{array}} \right.\). Hãy tìm số hạng tổng quát của cấp số cộng đó.

A. \({u_n} = 3n - 9\)   

B. \({u_n} = 3n - 2\)    

C. \({u_n} = 3n - 92\)  

D. \({u_n} = 3n - 66\)

Câu 25: Với \(n \in {N^*}\), ta xét các mệnh đề: P: “\({7^n} + 5\) chia hết cho \(2\)”; Q: “\({7^n} + 5\) chia hết cho 3” và R: “\({7^n} + 5\) chia hết cho \(6\)”. Số mệnh đề đúng trong các mệnh đề trên là:

A. \(3\)                                     B. \(0\)

C. \(1\)                                     D. \(2\)

 

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
D C B B D
6 7 8 9 10
D A C B A
11 12 13 14 15
A B B B A
16 17 18 19 20
D C C B B
21 22 23 24 25
D B A C A

Lời giải chi tiết

Câu 1. Ta có dãy số trên là cấp số cộng với công với số hạng đầu u1 = -2 và công sai d = 2.

Vậy số hạng tổng quát của dãy là:

\({u_n} = {u_1} + (n - 1)d = ( - 2) + 2(n - 1)\)

Chọn D.

Câu 3. Áp dụng công thức số hạng tổng quát \({u_n} = {u_1} + (n - 1)d\)

\(\begin{array}{c} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{u_2} + {u_3} = 20\\{u_5} + {u_7} =  - 29\end{array} \right. = \left\{ \begin{array}{l}{u_1} + d + {u_1} + 2d = 20\\{u_1} + 4d + {u_1} + 6d =  - 29\end{array} \right.\\ = \left\{ \begin{array}{l}2{u_1} + 3d = 20\\2{u_1} + 10d =  - 29\end{array} \right. = \left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 20,5\\d =  - 7\end{array} \right.\end{array}\)

Chọn B.

Câu 4. Ta có

\({u_2} = 2.1 + 3 = 5;\)

\({u_3} = 2.5 + 3 = 13;\)

\({u_4} = 2.13 + 3 = 29;\)

\({u_2} = 2.29 + 3 = 61;\)

Chọn B.

Câu 5. Ta có

\(\left. \begin{array}{l}{u_1} = 3.1 - 1 = 2\\{u_2} = 3.2 - 1 = 5\\{u_3} = 3.3 - 1 = 8\end{array} \right\} \Rightarrow \dfrac{5}{2} \ne \dfrac{8}{2}\)

Vậy \(({u_n})\) không phải là cấp số nhân nên không tồn tại q.

Chọn D.

Câu 6:

\(\begin{array}{l}{y_1} = {y_2} = 1\\{y_3} = {y_2} + {y_1} = 1 + 1 = 2\\{y_4} = {y_3} + {y_2} = 2 + 1 = 3\\{y_5} = {y_4} + {y_3} = 3 + 2 = 5\end{array}\)

Chọn D

Câu 7.Ta có

\(\begin{array}{c}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{u_2} - {u_3} + {u_5} = 10}\\{{u_4} + {u_6} = 26}\end{array}} \right. \\ \Leftrightarrow  \left\{ \begin{array}{l}{u_1} + d - {u_1} - 2d + {u_1} + 4d = 10\\{u_1} + 3d + {u_1} + 5d = 26\end{array} \right.\\  \Leftrightarrow  \left\{ \begin{array}{l}{u_1} + 3d = 10\\2{u_1} + 8d = 26\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow  \left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 1\\d = 3\end{array} \right.\end{array}\)

Chọn A.

Câu 8. Ta có

\({S_5} = n{u_1} + \dfrac{{n(n - 1)}}{2}d = 5.\dfrac{1}{4} + \dfrac{{5.4}}{2}.\left( { - \dfrac{1}{4}} \right) =  - \dfrac{5}{4}\)

Chọn C.

Câu 10. \(\left\{ \begin{array}{l}x =  - 1.q\\0,64 = x.q\end{array} \right. \Rightarrow 0,64 =  - {x^2}\)(vô lí)

Chọn A.

Câu 11. \(\forall n \in {N^*},{u_{n + 1}} - {u_n} = \dfrac{{2(n + 1) - 3}}{{3(n + 1) - 2}} - \dfrac{{2n - 3}}{{3n - 2}} \)\(\,= \dfrac{{35}}{{(3n + 1)(3n - 2)}} > 0.\)

Và \({u_n} = \dfrac{{2n - 13}}{{3n - 2}} = \dfrac{2}{3} - \dfrac{{35}}{{3(3n - 2)}} \le \dfrac{2}{3}\)

Chọn A.

Câu 12. Ta có

\(\begin{array}{l}b = \dfrac{{a + c}}{2}\\ \Leftrightarrow c = 2b - a \\\Leftrightarrow {a^2} - {c^2} = 4ab - 4{b^2}\\ \Leftrightarrow {a^2} - {c^2} = 4ab - 2b(a + c)\\ \Leftrightarrow {a^2} - {c^2} = 2ab - 2bc\end{array}\)

Chọn B.

Câu 13.

\({a_n} =  - {n^2} + 4n + 11\)\(\, =  - {n^2} + 4n - 4 + 15 =  - {\left( {n - 2} \right)^2} + 15 \le 15\)

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(n - 2 = 0 \Leftrightarrow n = 2\)

Vậy số hạng lớn nhất của dãy số là số hạng bằng 15.

Chọn B.

Câu 14. Ta có

\({u_1} = \dfrac{{ - 1}}{{1 + 1}} = \dfrac{{ - 1}}{2}\);

\({u_2} = \dfrac{{ - 2}}{{2 + 1}} = \dfrac{{ - 2}}{3}\);

\({u_3} = \dfrac{{ - 3}}{{3 + 1}} = \dfrac{{ - 3}}{4}\);

\({u_4} = \dfrac{{ - 4}}{{4 + 1}} = \dfrac{{ - 4}}{5}\);

\({u_5} = \dfrac{{ - 5}}{{5 + 1}} = \dfrac{{ - 5}}{6}\).

Chọn B.

Câu 15.

\(\begin{array}{l}{x_1} = 5\\{x_2} = {x_1} + 1 = 5 + 1\\{x_3} = {x_2} + 2 = 5 + 1 + 2\\{x_4} = {x_3} + 3 = 5 + 1 + 2 + 3\\...\end{array}\)

Dự đoán \({x_n} = 5 + 1 + 2 + 3 + ... + n - 1 \)\(\,= 5 + \dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\,\,\,\left( * \right)\,\,\forall n \in N*\)

Chứng minh bằng phương pháp quy nạp.

(*) đúng với n = 1.

Giả sử (*) đúng đến n = k, tức là \({x_k} = 5 + \dfrac{{k\left( {k - 1} \right)}}{2}\,,\) ta chứng minh (*) đúng đến n = k + 1, tức là cần chứng minh \({x_{k + 1}} = 5 + \dfrac{{\left( {k + 1} \right)k}}{2}\).

Ta có: \({x_{k + 1}} = {x_k} + k = 5 + \dfrac{{k\left( {k - 1} \right)}}{2}\, + k = 5 + \dfrac{{k\left( {k - 1} \right) + 2k}}{2} \)\(\,= 5 + \dfrac{{k\left( {k - 1 + 2} \right)}}{2} = 5 + \dfrac{{\left( {k + 1} \right)k}}{2}\).

Vậy (*) đúng với mọi \(n \in N*\).

Vậy \({x_n} = 5 + \dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2} = \dfrac{{{n^2} - n + 10}}{2}\,\,\,\,\,\forall n \in N*\)

Chọn A.

Câu 16. Ta có

\(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{u_4} = \dfrac{2}{{27}}}\\{{u_3} = 243{u_8}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{u_1}.{q^3} = \dfrac{2}{{27}}\\{u_1}.{q^2} = 243{u_1}.{q^7}\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{u_1} = \dfrac{2}{{27.{q^3}}}\\\dfrac{1}{{{q^5}}} = 243\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 2\\q = \dfrac{1}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow {u_n} = 2.{\left( {\dfrac{1}{3}} \right)^{n - 1}}\end{array}\)

\({u_2} = \dfrac{2}{{{3^1}}} = \dfrac{2}{3}\);

\({u_3} = \dfrac{2}{{{3^2}}} = \dfrac{2}{9}\);

\({u_4} = \dfrac{2}{{{3^3}}} = \dfrac{2}{{27}}\);

\({u_5} = \dfrac{2}{{{3^4}}} = \dfrac{2}{{81}}\).

Chọn D. 

Câu 17. Ta có \({u_n} = 4 - 3n - {n^2} =  - {\left( {n - \dfrac{3}{2}} \right)^2} + \dfrac{{25}}{4} \le \dfrac{{25}}{4}\)

Chọn C.

Câu 18. Ta có 3 số này lập thành một cấp số cộng, do đó:

\({x^2} = \dfrac{{1 - x + 1 + x}}{2} \Leftrightarrow {x^2} = 1 \Leftrightarrow x =  \pm 1\)

Chọn C.

Câu 19. Ta có \({u_5} = ( - 3).{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^4} =  - \dfrac{{16}}{{27}}\)

Chọn B.

Câu 20. Ta có \(\begin{array}{c}{S_{13}} = n{u_1} + \dfrac{{n(n - 1)}}{2}d = 13.2 + \dfrac{{13.12}}{2}.d\\ \Leftrightarrow d = 3 \Leftrightarrow {u_{13}} = 2 + 13.3 = 38\end{array}\)

Chọn B.

Câu 21. Ta có \(\begin{array}{l}{u_1} + {u_{20}} = {u_1} + {u_1} + 19d = {u_1} + d + {u_1} + 18d\\ = {u_2} + {u_{19}} = {u_5} + {u_{16}} = {u_8} + {u_{13}}\end{array}\)

Chọn D.

Câu 22. Ta có cấp số nhân với công bôi q = 3 nên \({u_n} = {3.3^{n - 1}} = {3^n}\)

Chọn B.

Câu 23. Dân số của thành phố A sau 3 năm là: \({u_3} = 3 000 000. {(1 + 2\% )^3} = 3183624\)

Chọn A.

Câu 24. Ta có:

\(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{u_{31}} + {u_{34}} = 11}\\{{u^2}_{31} + {u^2}_{34} = 101}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{u_{34}} = 11 - {u_{31}}\\{u^2}_{31} + {(11 - {u_{31}})^2} = 101\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{u_{31}} = 1\\{u_{34}} = 10\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}{u_{31}} = 10\\{u_{34}} = 1\end{array} \right.\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{u_1} =  - 89\\d = 3\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 100\\d =  - 3\end{array} \right.\end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{u_1} =  - 89\\d = 3\end{array} \right.(d > 0)\end{array}\)

\({u_n} =  - 89 + (n - 1)3 = 3n - 92\)

Chọn C.

xemloigiai.com

Xem thêm lời giải Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11

Dưới đây là danh sách Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Đề thi giữa kì 1 Toán 11

Đề thi học kì 1 Toán 11

Đề thi giữa kì 2 Toán 11

Đề thi học kì 2 Toán 11

Đề kiểm tra 15 phút Toán 11

Đề kiểm tra 1 tiết Toán 11

Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.