Giải sinh học 10 bài 19: Giảm phân

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong Sinh học 10 bài: Giảm phân. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt môn sinh học 10 nhé.

Trả lời: 

1. Kì đầu I

  • Các NST kép bắt cặp, tiếp hợp với nhau và có thể xảy ra trao đổi chéo
  • NST dần co xoắn, thoi phân bào hình thành và đính vào 1 phía của tâm động
  • Màng nhân và nhân con tiêu biến

2. Kì giữa I

  • NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

3. Kì sau I

  • Mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về 1 cực của tế bào

4. Kì cuối I

  • NST dãn xoắn
  • Màng nhân và nhân con xuất hiện
  • Thoi phân bào tiêu biến

=> Kết quả: Sau giảm phân I, từ 1 tế bào (2n NST đơn) tạo ra 2 tế bào (n NST kép)

Bài tập 2: Hiện tượng các NST tương đồng bắt đầu với nhau có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa bắt đôi của các NST tương đồng.

Sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng suốt theo chiều dọc và có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng. Do đó, tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó là cơ sở để tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Bài tập 3: Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân

Trả lời:

Sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân:

Nguyên phân 

  • Xảy ra ở tất cả các dạng tế bào.
  • Có một lần phân bào.
  • Không có sự tiếp hợp và hoán vị gen.
  • Các NST ở kì giữa xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo.
  • Kết quả: tạo 2 tế bào con có số lượng NST giống hệt tế bào mẹ (2n).

Giảm phân

  • Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
  • Có hai lần phân bào.
  • Có sự tiếp hợp và hoán vị gen.
  • Các NST xếp thành 2 hàng ở kì giữa I, 1 hàng ở kì giữa II.
  • Kết quả: qua hai lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con có NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

Bài tập 4: Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân

Trả lời: 

  • Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm bảo việc duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định cho loài.
  • Góp phần cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, tiến hóa

Xem thêm lời giải Giải môn Sinh học lớp 10

Giải Sinh học lớp 10, soạn bài Sinh học lớp 10, làm bài tập bài thực hành Sinh học 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk Sinh học lớp 10. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm