Giải lịch sử 12 bài 8: Nhật Bản

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 8: Nhật Bản - trang 52 lịch sử lớp 12. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được conkec.com hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 12 bài 8: Nhật Bản nhé.


                                    

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Nêu nội dung cơ bản của những cải cách  dân chủ ở Nhật Bản....

Nêu nội dung cơ bản của những cải cách  dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng?

Trả lời:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã bị quân đội Mĩ với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1952 nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và quản lí đất nước.

Về chính trị, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (viết tắt theo tiếng Anh là SCAP) đã loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản. Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo (có hiệu lực từ ngày 3-5-1947), quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.

Về kinh tế, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn: một là, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các “Daibátxư”; hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hécta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân; ba là, dân chủ hóa lao động (thông qua việc thực hiện các đạo luật về lao động).

Những cải cánh trên đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh.

Câu 2: Liên minh Nhật – Mĩ được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Sau chiến tranh, quân Đồng minh, thực tế là quân Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Chính quyền chiếm đóng đã thực hiện những chính sách tiến bộ như xét xử tội phạm chiến tranh, xóa bỏ các tổ chức quân phiệt, loại bỏ những phần tử liên quan đến chủ nghĩa quân phiệt ra khỏi bộ máy nhà nước…

Liên minh Nhật-Mĩ ra đời đáp ứng nhu cầu của cả hai nước. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, Nhật Bản cần dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để đảm bảo an ninh và tập trung phát triển kinh tế. Mĩ muốn độc chiểm ảnh hưởng ở Nhật Bản, biến Nhật Bản thành đồng minh trong việc thực hiện tha vọng bá chủ châu Á và chống lại phe XHCN.

Nhờ vậy, nước Nhật sớm kí kết được Hiệp ước hòa bình Phranxixcô (8-9-1951), chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh (1952). Cùng ngày, Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước.

Câu 3: Những nhân tố nào thúc đẩy sợ phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản?

Trả lời:

Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản:

  • Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
  • Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
  • Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
  • Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao
  • Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
  • Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
  • Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)

Câu 4: Hãy nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản?

Trả lời:

Những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản:

  • Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.
  • Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối.
  • Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…
  • Chưa giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm trong bản thân nền kinh tế TBCN.

Câu 5: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1973 – 1991 như thế nào?

Trả lời:

  • Từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra những chính sách đối ngoại mới.
  • Tăng cường quan hệ  kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
  • 21/9/19673 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Câu 6: Nêu những nét cơ bản về tình hình kinh tế và chính trị của Nhật Bản trong....

Nêu những nét cơ bản về tình hình kinh tế và chính trị của Nhật Bản trong những thập kỉ 90 của thế kỉ XX?

Trả lời:

Trong thập kỉ 90, nền kinh tế Nhật Bản hầu như chìm đắm trong suy thoái kéo dài. Cuộc khủng hoảng tiền tệ -tài chính châu Á trong những năm 1997-1998 lại giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1998, nền kinh tế Nhật Bản được phục hồi, sau đó tiếp tục phát triển. Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế  - tài chính của thế giới.

Về chính trị, năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do chấm dứt sự cầm quyền. Từ đó các đảng phái khác hoặc liên minh các đảng thay nhau cầm quyền. Tình hình chính trị-xã hội có phần không ổn định…

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế....

Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX?

Trả lời:

  • Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
  • Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
  • Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
  • Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao
  • Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
  • Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
  • Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)

Câu 2: Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới....

Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?

Trả lời:

  • Giai đoạn 1945 – 1952: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhật kí kết hợp hiệp ước hòa bình Xan Phranxico và kết thúc chế độ chiếm đóng  của đồng minh vào năm 1952.
  • Giai đoạn 1952– 1973: Liên minh chặt chẽ với Mĩ và  đến năm 1956 bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.
  • Giai đoạn 1973 – 1991: Tăng cường quan hệ  kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
  • Giai đoạn 1991 – 2000: Từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra những chính sách đối ngoại mới. Đó là tăng cường quan hệ  kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Ngày 21/9/19673 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Xem thêm lời giải Giải môn Lịch sử lớp 12

Soạn bài địa lí lớp 12, giải địa lí lớp 12, làm bài tập bài thực hành địa lí 12. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 12. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.