Giải sinh học 7 bài 35: Ếch đồng

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong Sinh học 7 bài: Ếch đồng. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt môn sinh học 7 nhé.

Trả lời: 

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

  • Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối rẽ nước khi bơi
  • Chi sau có màng bơi
  • Da tiết chất nhày làm giảm ma sát khi bơi

Bài tập 2: Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn

Trả lời: 

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

  • Bốn chi có ngón phân đốt, linh hoạt
  • Thở bằng phổi qua lớp da ẩm
  • Mắt có mí
  • Tai có màng nhĩ

Bài tập 3: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Trả lời: 

 Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm vì:

  • Mặc dù có thể trao đổi khí bằng phổi nhưng ếch chủ yếu hô hấp qua da. Khi da trao đổi khí cần phải ẩm để khí có thể khuếch tán qua da. Nếu ếch rời xa nước lâu thì da sẽ bị khô.
  • Vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.
  • Da ếch là kiểu da trần nên rất dễ bị tổn thương nếu ở lâu trong nơi có nhiệt độ cao.
  • Ếch thuộc nhóm động vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Chúng cần nước để cân bằng, ổn định nhiệt độ cơ thể
 

Bài tập 4: Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.

Trả lời: 

  • Sự sinh sản:
    •  Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
    • Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
    • Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
    • Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
  • Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
    • Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
    • Nòng nọc mọc 2 chi sau.
    • Nòng nọc mọc 2 chi trước.
    • Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

Xem thêm lời giải Giải môn Sinh học lớp 7

Giải Sinh học lớp 7, soạn bài Sinh học lớp 7, làm bài tập bài thực hành Sinh học 7. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk Sinh học lớp 7. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm