Lý thuyết hợp chất của cacbon

1. CO là chất khí không màu

Lý thuyết:

A. CACBON MONOXIT

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- CO là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, bền với nhiệt và rất độc.

- Kém hoạt động ở nhiệt độ thường, hoạt động nhiều hơn khi đun nóng

- CO là oxit trung tính

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

- Phân tử CO có liên kết ba bền vững nên ở nhiệt độ thường C rất trơ, chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao.

- CO là oxit trung tính không có khả năng tạo muối → không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit ở nhiệt độ thường.

1. Tính khử mạnh

- Tác dụng với oxi: cho ngọn lửa màu lam nhạt

2CO + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)  2CO2

- Tác dụng với oxit kim loại:

Fe2O3 + 3CO \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)   2Fe + 3CO2

2. Cacbon monoxit là oxit không tạo muối

III. ĐIỀU CHẾ

1. Trong phòng TN 

HCOOH \(\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}d,{t^{^o}}}}\)  CO + H

2. Trong công nghiệp

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được khí than ướt

B. CACBON ĐIOXIT

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- CO2 là chất khí, không màu nặng hơn không khí, ít tan trong nước.

- Làm lạnh đột ngột ở -76oC, khí CO2 hóa thành khối rắn gọi là “nước đá khô”.

- Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tính chất của oxit axit

- Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit yếu.

CO2 (k) + H2O (l) ⇋ H2CO3 (dd)

- Tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo thành muối.

CO2  +   NaOH  → NaHCO3

2NaOH + CO2  → Na2CO3 + H2O

CaO + CO2 → CaCO3 (tº)

2. Tính OXH (Khi tác dụng với chất có tính khử mạnh)

2Mg + CO2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)   2MgO + C

III. ĐIỀU CHẾ

1. Trong công nghiệp

C + O2 → CO2 (đốt cháy hoàn toàn than cốc trong không khí)

CaCO3 → CaO + CO2 (1000ºC)

2. Trong phòng thí nghiệm

CaCO3  + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O


C. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT

I. AXIT CACBONIC

- Là axit kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.

- Là axit hai nấc, trong dung dịch phân li hai nấc.

H2CO3 ⇋ H+ + HCO3-

HCO3- ⇋ H+ + CO32-

II. MUỐI CACBONAT

- Muối cacbonat của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hidrocacbonat đều tan tốt trong nước

- Muối cacbonat của các kim loại còn lại không tan, muối hidrocacbonat kếm bền nên dễ bị nhiệt phân

1. Tính chất hóa học

a) Tác dụng với axit:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

b) Tác dụng với dung dịch bazo:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

c) Phản ứng nhiệt phân:

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

CaCO3   →  CaO   +  CO2

2. Nhận biết

Cho tác dụng với axit → CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

3. Tính chất và ứng dụng của một số muối cacbonat

- Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết là chất bột nhẹ, màu trắng, dùng làm chất dộn trong cao su và 1 số ngành công nghiệp.

- Natricacbonat (Na2CO3) khan (sođa khan) là chất bột màu trắng, tan nhiều trong nước. Dùng trong công ngiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt, …

Sơ đồ tư duy: Hợp chất của cacbon


Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Hóa lớp 11

Giải bài tập hóa học lớp 11 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 11 giúp để học tốt hóa học 11, luyện thi THPT Quốc gia

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

Đề kiểm tra giữa kì - Hóa học 11

CHƯƠNG 2: NITƠ - PHOTPHO

CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO

CHƯƠNG 7: HIĐROCACBON THƠM, NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL

CHƯƠNG 9: ANĐEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC

Xem Thêm

Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.