Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh (chi tiết)
Bài làm:
Nội dung chính
Tác giả Lê Hữu Trác đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi. |
Xemloigiai.com
Bố cục
- Bố cục: 4 phần
+ Phần 1: Quang cảnh bên ngoài phủ chúa.
+ Phần 2: Những điều mắt thấy tai nghe khi vào phủ chúa
+ Phần 3: Quang cảnh khi đi sâu vào nội cung và khám bệnh cho thế tử
+ Phần 4: Tác giả nhận định và đề ra phương án chữa bệnh
Tóm tắt
"Vào phủ chúa Trịnh" là tác phẩm ghi lại cảm nhận của Lê Hữu Trác trước hiện thực về cảnh vật, con người từ khi triệu vào kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa hiện qua con mắt của Lê Hữu Trác rất xa hoa, tráng lệ nhưng tù túng và ngột ngạt. Để đi đến nơi ở của thế tử ông phải đi qua nhiều lần cửa, xung quanh được miêu tả là cây cối um tùm, hành lang quanh co, những căn phòng cao rộng, có nhiều đồ thếp vàng, màn gấm và nhiều thứ quý giá khác. Nhiệm vụ của ông là bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử. Ông đưa ra chẩn đoán bệnh cho Trịnh Cán là do chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh và tay chân gầy gò. Là một người thầy lương y có đạo đức, có tâm với nghề, không màng danh lợi nên sau khi kê đúng đơn thuốc, Lê Hữu Trác đã từ giã về quê chờ thánh chỉ.
Câu 4
Câu 1 ( trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1 của văn bản (từ đầu đến không có dịp)
- Chú ý những chi tiết miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
- Nêu nhận xét về cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác
Lời giải chi tiết:
a. Quang cảnh trong phủ chúa:
- Âm thầm quan sát, người thầy thuốc phát hiện ra rằng: Vào phủ chúa phải qua rất nhiều lần cửa, với "những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp". Ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, "ai muốn ra vào phải có thẻ", trong khuôn viên phủ chúa có điếm "Hậu mã quân túc trực" để chúa sai phái đi truyền bá mệnh lệnh ra bên ngoài. Vườn hoa trong phủ chúa "cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương".
- Bên trong phủ bày biện toàn những đồ sang trọng như: kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng rồi những đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là "mâm vàng, chén bạc". Trong nội cung thế tử cũng vậy: Phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn che ngang sân, "xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt".
Có thể nói, chính những gì đang hiển hiện ra trước mắt người đọc đã tự nói lên tất cả cái quyền uy tối thượng đang nằm trong tay nhà chúa cũng như nếp hướng thụ cực kỳ xa xỉ của Trịnh Sâm và gia đình chúa.
b. Cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách:
- Đầu tiên, khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh của chúa thì có "tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường". "Cáng chạy như ngựa lồng" khiến người trong cáng "bị xốc một mẻ, khổ không nói hết". Trong phủ chúa, "người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi".
- Trong cuộc tiếp kiến vị Đông cung thế tử, tất cả những lời lẽ nhắc đến chúa và thái tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ ("Thánh thượng đang ngự ở đấy", "chưa thể yết kiến", "hầu mạch Đông cung thế tử", "hầu trà" (cho thế tử uống thuốc), "phòng trà" (nơi thế tử uống thuốc),...).
- Trong cuộc tiếp kiến ấy, tác giả cũng không được thấy mặt chúa. Tất cả những mệnh lệnh của chúa đểu được phán bảo qua quan Chánh đường hoặc người truyền mệnh. Thầy thuốc xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi với chúa mà phải viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa. Nội cung trang nghiêm đến nỗi vị thầy thuốc cũng phải "nín thở" khi đứng chờ ở xa và "khúm núm" khi đến trước sập để xem mạch cho thế tử.
- Thế tử ốm và lúc nào cũng có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch. Lúc nào cũng có "mấy người đứng hầu hai bên". Thế tử tuy mới chỉ được năm, sáu tuổi nhưng khi vào xem mạch lẫn khi ra, người thầy thuốc đểu phải cúi lạy cung kính, lễ phép. Trước khi cho thầy thuốc xem thân hình, một viên quan nội thần phải đến xin phép được cởi áo cho thế tử.
c. Cách nhìn của tác giả:
– Tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ nhưng qua việc chọn chi tiết để kể và tả, đôi lúc xen vào lời nhận xét khách quan, phần nào thấy được thái độ của ông:
+ Ông nhận xét cảnh xa hoa, lộng lẫy tấp nập ở phủ chúa "khác hẳn người thường" đến mức không tưởng tượng nổi, "khác nào ngư phủ đào nguyên thưa nào".
+ Được mời ăn cơm: tác giả nhận xét "toàn của ngon vật lạ"
→ Tác giả nhận xét nơi phủ chúa cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang nhưng thái độ của tác giả lại tỏ rõ sự dửng dưng, không đồng tính với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng, khác thường như vậy. Đó là cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc xa xỉ nhưng lại chẳng có tự do sinh khí.
Câu 5
Câu 2 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tâp 1)
Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh (chị) cho là "đắt", có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.
Phương pháp giải:
Chọn một chi tiết có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm và phân tích.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất "đắt", thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm. Sự tinh tế và sắc sảo của tác giả đọng lại trong đoạn trích là ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất gây ấn tượng. Ví như chi tiết đối lập: thế tử - mội đứa bé - ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc - một cụ già - quỳ lạy. Để rồi "ngài" cười và ban một lời khen "rất trẻ con": "Ông này lạy khéo!". Hoặc ở một chi tiết khác khi tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: "Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy...".
- Truyện còn có nhiều chi tiết khác cũng sắc sảo như vậy: Chi tiết miêu tả nơi "Thánh thượng đang ngự" ("có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt"), rồi chi tiết miêu tả những dụng cụ dùng để ăn uống, những món ăn khi quan Chánh đường mời thầy thuốc dùng bữa sáng,..
→ Lời văn của tác giả rất tự nhiên, không hề có chút cường điệu nào. Cũng chính vì thế mà việc hưởng lạc xa hoa của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc.
Câu 6
Câu 3 (trang 9 SGK ngữ văn 11 tâp 1)
Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2 (tiếp đến phòng chè ngồi) và phần 3 (đoạn còn lại)
- Nhận xét về con người Lê Hữu Trác thông qua cách chẩn đoán và diễn biến tâm tư của ông
Lời giải chi tiết:
Dõi theo từng bước đi của người thầy thuốc, người đọc có thể nhận thấy thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ khá sâu sắc của nhà văn:
- Đứng trước cảnh xa hoa lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ nơi phủ chúa, tác giả nhận xét: "Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn người thường". Trước cảnh ấy, tác giả đã vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng, vương giả nơi phủ chúa. Trong bài thơ ấy, tác giả đã phải thốt lên: "Cả trời Nam sang nhất là đây!".
+ Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả đã khéo léo bày tỏ nhận xét: "mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia".
+ Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét: "Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi".
Tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, đồng thời có những biểu hiện chứng tỏ thái độ không đồng tình với cuộc sống tuy quá no đủ và tiện nghi nhưng lại thiếu khí trời và không khí tự do.
- Tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử còn diễn biến phức tạp hơn. Thăm bệnh xong, người thầy thuốc đã hiểu được rõ nguyên nhân căn bệnh của thái tử. Ông đưa ra những luận giải rất hợp lý, có cách chữa trị riêng. Nhưng trong lúc ấy, ông lại lo nếu chữa bệnh hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, lúc đó lại bị trói buộc bởi vòng danh lợi. Thoáng nghĩ đến việc kê một đom thuốc vô thướng, vô phạt nhưng rồi ông lại quên ý nghĩ đó ngay. Việc làm ấy trái với y đức, trái với lương tâm ông và thậm chí phụ lòng trung của tổ tiên. Hai suy nghĩ đó giằng co, xung đột với nhau. Cuối cùng ông đã chọn theo lương tâm, phẩm chất của người thầy thuốc. Ông thẳng thắn đưa ra bài thuốc của mình - một bài thuốc trái với ý của nhiều người khiến quan Chánh đường thậm chí có ý đắn đo.
Từ những chi tiết về việc chữa bệnh của thầy thuốc Lê Hữu Trác, có thể thấy:
+ Tác giả là một thầy thuốc giàu kinh nghiệm, có kiến thức sâu và rộng.
+ Bên cạnh tài năng, ông còn là một người thầy giàu y đức.
+ Trên cả những điều đó là một thái độ coi thường danh lợi, yêu thích nếp sống tự do, thanh đạm ở quê nhà. Quan điểm này tất nhiên cũng gián tiếp cho thấy, tác giả không đồng tình với lối sống xa hoa của những người nắm giữ trọng trách quốc gia.
Câu 7
Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Theo anh (chị), bút pháp ký sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm và kiến thức về bút pháp ký sự.
- Phân tích và đưa ra nhận xét về bút pháp kí sự của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Từ những điều đã phân tích trên đây, có thể thấy đặc sắc trong nghệ thuật viết ký sự của nhà văn được bộc lộ ở những điểm sau:
- Sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và sắc sảo; bút pháp tả cảnh sinh động.
- Nội dung ghi chép trung thực.
- Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn, hấp dẫn, đặc biệt là những chi tiết nhỏ có tính chất tạo nên cái thần của cảnh và việc.
- Giọng điệu châm biếm, phê phán một cách nhẹ nhàng, kín đáo.
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm tạo sức hút, tăng giá trị hiện thực, gây ấn tượng sâu sắc về cảnh và người nơi phủ chúa.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm (hoặc đoạn trích) ký khác của văn học trung đại Việt Nam mà anh (chị) đã đọc và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này.
Phương pháp giải:
- Lựa chọn một tác phẩm kí khác trong văn học trung đại Việt Nam.
- So sánh với đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
- Điểm chung của đa số các tuỳ bút là giá trị hiện thực và thái độ của nhà văn trước hiện thực ấy.
- Tuy nhiên mỗi tuỳ bút lại có sự khác nhau trong cách bộc lộ thái độ của nhà văn trước hiện thực (trực tiếp hay gián tiếp, rõ ràng hay kín đáo,...); khác nhau trong việc lựa chọn các chi tiết nghệ thuật, cũng như cách thể hiện nghệ thuật.
- Có thể tự làm rõ những điều này khi so sánh Thượng kinh kí sự với Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (một tác phẩm cùng thời) hoặc với Nhật ký ĐặngThuỳ Trâm (một tác phẩm kí thời hiện đại)
TƯ LIỆU THAM KHẢO
“… Khoảng năm Giáp Ngọ (1774), Ất Mùi (1775) trong nước vô sự, Trịnh Sâm lưu ý về việc chơi đèn đuốc, thường ngự chơi các ly cung ở trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy; việc xây dựng đình đài khởi làm luôn mãi. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ngự chơi cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu quanh bốn mặt bờ hồ, các kẻ nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, dàn bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán.
Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hỗ tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các hóa vật như các cửa hàng buôn trong chợ. Cũng có lúc bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc, hay ngồi ở bóng cây bến đá nào đó, hòa vài khúc nhạc âm.
Thời ấy, phàm bao nhiêu những loài trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian đều cho thu lấy, không thiếu một thứ gì. Từng thấy lấy một cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại phải bốn người đi kèm đều cầm gươm, cầm thanh la để đốc thúc quân lính khiêng cho có điều độ. Trong phủ chúa tùy chỗ mà điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết là cái triệu bất tường! Kẻ hoạn quan cung giáp lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dậm dọa. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào lồng chim hay chậu cây. Đêm đến, các cậu trèo qua cung tường lẻn ra, sai bọn tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho (chủ nhà) cái tội đem dìm giấu các vật cung phụng để dọa dẫm lấy tiền. Nếu hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà hủy tường để khiêng ra. Các nhà giàu có bị vu cho là đem giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ hoặc đốt bỏ cây cảnh để tránh khỏi phải tai vạ. Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xóa thơm lừng, trước nhà trung đường có trồng hai cây lựu trắng và lựu đỏ kết quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi cả, cũng là vì cớ ấy.”
(Phạm Đình Hổ – Việc cũ trong phủ chúa Trịnh)
Xem thêm lời giải Soạn văn 11 chi tiết
SOẠN VĂN 11 TẬP 1
- 👉 Tuần 1 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 2 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 3 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 4 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 5 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 6 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 7 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 8 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 9 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 10 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 11 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 12 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 13 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 14 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 15 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 16 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 17 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 18 SGK Ngữ Văn lớp 11
SOẠN VĂN VĂN 11 TẬP 2
- 👉 Tuần 19 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 20 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 21 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 22 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 23 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 24 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 25 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 26 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 27 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 28 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 29 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 30 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 31 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 32 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 33 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 34 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tuần 35 SGK Ngữ Văn lớp 11
Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 11
- 👉 Nam triều công nghiệp diễn chí - Nguyễn Khoa Chiêm
- 👉 Bài ca lưu biệt - Huỳnh Thúc Kháng
- 👉 Gánh nước đêm - Trần Tuấn Khải
- 👉 Tống biệt hành - Thâm Tâm
- 👉 Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông
- 👉 Góc chiếu giữa đình - Ngô Tất Tố
- 👉 Ngục Kông Tum - Lê Văn Hiến
- 👉 Mưu trí của Chiêu Vũ - Nguyễn Khoa Chiêm
Tuần 1 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác
- 👉 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- 👉 Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ văn 11
- 👉 Đọc thêm: Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác
- 👉 Đọc thêm: Đặng Dịch trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ
Tuần 2 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tự Tình - Hồ Xuân Hương
- 👉 Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
- 👉 Đọc thêm: Nguyễn Khuyến
- 👉 Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- 👉 Thao tác lập luận phân tích
Tuần 3 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Thương vợ - Trần Tế Xương
- 👉 Đọc thêm: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến
- 👉 Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương - Tế Xương
- 👉 Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)
- 👉 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
Tuần 4 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát
- 👉 Đọc thêm: Cao Bá Quát
- 👉 Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ
- 👉 Luyện tập thao tác lập luận phân tích
Tuần 5 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
- 👉 Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu
- 👉 Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu
- 👉 Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) - Chu Mạnh Trinh
Tuần 6 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu
- 👉 Đọc thêm: Nguyễn Đình Chiểu
- 👉 Thực hành về thành ngữ, điển cố
Tuần 7 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 8 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 9 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- 👉 Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học (Ngữ văn 11)
Tuần 10 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 11 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
- 👉 Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- 👉 Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh
Tuần 12 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng
- 👉 Đọc thêm: Số đỏ - Vũ Trọng Phụng
- 👉 Phong cách ngôn ngữ báo chí
Tuần 13 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Chí Phèo - Phần 1 - Tác giả
- 👉 Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
- 👉 Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
Tuần 14 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Chí Phèo - Phần 2 - Tác phẩm
- 👉 Đọc thêm: Đời Thừa - Nam Cao
- 👉 Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- 👉 Bản tin
Tuần 15 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu chánh
- 👉 Đọc thêm: Vi Hành - Nguyễn Ái Quốc
- 👉 Đọc thêm: Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan
- 👉 Luyện tập viết bản tin
- 👉 Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Tuần 16 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Vĩnh biệt cửu trùng đài - Nguyễn Huy Tưởng
- 👉 Đọc thêm: Vở kịch Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng
- 👉 Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Tuần 17 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tình yêu và thù hận - Sếch-xpia
- 👉 Đọc thêm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia.
- 👉 Đọc thêm: Âm mưu và ái tình - Sile
- 👉 Đọc thêm: Những cuộc phiêu lưu - Tôm Xoyơ
- 👉 Ôn tập phần văn học
Tuần 18 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 19 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu
- 👉 Đọc thêm: Phan Bội Châu
- 👉 Nghĩa của câu
- 👉 Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học - Ngữ văn 11
Tuần 20 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 21 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 22 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tràng Giang - Huy Cận
- 👉 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- 👉 Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội
Tuần 23 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 24 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Từ ấy - Tố Hữu
- 👉 Đọc thêm: Lai Tân - Hồ Chí Minh
- 👉 Đọc thêm: Nhớ đồng - Tố Hữu
- 👉 Đọc thêm: Tố Hữu
- 👉 Đọc thêm: Tương Tư - Nguyễn Bính
- 👉 Đọc thêm: Chiều xuân - Anh Thơ
- 👉 Tiểu sử tóm tắt
Tuần 25 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 26 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Tôi yêu em - Puskin
- 👉 Bài thơ số 28 - Ta-go
- 👉 Đọc thêm: Người làm vườn - Ta-go
- 👉 Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
Tuần 27 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 28 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Vich to - Huy Gô
- 👉 Đọc thêm: Đêm đại dương - Vích to - Huy Gô
- 👉 Đọc thêm: Chiến tranh và hòa bình - L. Tônxtôi.
- 👉 Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Tuần 29 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh
- 👉 Đọc thêm: Luận về một chính sách khai hóa - Phan Châu Trinh
- 👉 Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh
Tuần 30 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 31 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh
- 👉 Đọc thêm: Văn học khái luận - Đặng Thai Mai
- 👉 Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
Tuần 32 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Một số thể loại văn học: Kịch, Nghị luận
- 👉 Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Ngữ văn 11
Tuần 33 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 34 SGK Ngữ Văn lớp 11
- 👉 Ôn tập phần Tiếng Việt - Ngữ văn 11 tập 2
- 👉 Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- 👉 Ôn tập phần làm văn - Ngữ văn 11
Đọc thêm: Nguyễn Khuyến
- 👉 Tiến sĩ giấy - Nguyễn Khuyến
- 👉 Thu ẩm - Nguyễn Khuyến
- 👉 Cuốc kêu cảm hứng - Nguyễn Khuyến
- 👉 Chợ đồng - Nguyễn Khuyến
Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)
- 👉 Đọc thêm: Năm mới chúc nhau - Trần Tế Xương
- 👉 Mồng hai tết viếng cô Kí - Tú Xương
- 👉 Đau mắt - Tú Xương
Đọc thêm: Cao Bá Quát
Đọc thêm: Nguyễn Đình Chiểu
Đọc thêm: Phan Bội Châu
Đọc thêm: Xuân Diệu
Đọc thêm: Hồ Chí Minh
- 👉 Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh
- 👉 Tảo giải ( Giải đi sớm) - Hồ Chí Minh
- 👉 Tân xuất ngục, học đăng sơn (Mới ra tù, tập leo núi) - Hồ Chí Minh
Đọc thêm: Tố Hữu
Đọc thêm: Tương Tư - Nguyễn Bính
Xem Thêm
- 👉 Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11 - Tập 1
- 👉 Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11 - Tập 2
- 👉 Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- 👉 Tải 30 đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ Văn 11
- 👉 Tải 30 đề ôn tập học kì 1 Ngữ Văn 11
- 👉 Tải 30 đề thi học kì 1 của các trường môn Ngữ Văn 11
- 👉 Tải 30 đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ Văn 11
- 👉 Tải 30 đề ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 11
- 👉 Tải 30 đề kiểm tra học kì 2 Ngữ Văn 11 của các trường
- 👉 Kiểm tra tổng hợp cuối năm - Ngữ văn 11
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới