Soạn văn lớp 11: Bài thơ số 28
Bài làm:
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến ... không biết gì tất cả về anh): khát vọng hòa hợp trong tình yêu.
- Phần 2 (tiếp đến ... em có biết gì về biên giới của nó đâu): khát vọng dâng hiến trong tình yêu.
- Phần 3 (còn lại đến hết): sự vô cùng của cuộc đời - trái tim - tình yêu.
Cuối mỗi phần đều có câu chuyển ý Em chẳng thể biết tất cả về anh.)
Câu 1: Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu:
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả
Thể hiện niềm khát khao hòa hợp, hiểu biết nhau trong tình yêu. (Đôi mắt như ánh sáng lung linh diệu huyền muốn rọi sáng tận đáy sâu trái tim người yêu. Khát khao thấu hiểu người mình yêu là chính đáng nhưng vô vọng bởi chiều sâu tâm tưởng anh là vô cùng như chiều sâu biển cả).
Câu 2:
Lối cấu trúc đưa ra giả định rồi phủ định để đi đến kết luận, được sử dụng trùng điệp trong bài thơ nhằm thể hiện triết lí của Tago về trái tim, tình yêu.
- Nếu đời anh là viên ngọc (quý giá), đóa hoa (đẹp đẽ) thì anh sẵn sàng dâng tặng tất cả cho em, để em xinh đẹp và đáng yêu hơn. Nghĩa là Ta-go muốn hiến dâng trọng vẹn cho người yêu nếu có thể được. Nhưng nhà thơ đành phải thừa nhận "đời anh là trái tim, nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó". Nó là thế giới bí ẩn, thăm thẳm vô biên, làm sao dâng hiến trọn vẹn một lần.
- Nếu trái tim anh chỉ là một trái tim bình thường, đơn điệu ít lạc thú, ít khổ đau thì em sẽ cảm nhận rất dễ dàng nhưng "trái tim anh lại là tình yêu, nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên" nên "chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu". Tago muốn cho người yêu biết rằng trái tim tình yêu không đơn giản. Niềm khát khao lạc thú cũng như nỗi đau khổ, buồn bã trong tình yêu là vô biên, những người yêu nhau phải hiểu điều đó để cùng chia sẽ, tận hưởng hoặc cùng chịu đựng, vượt qua.
Câu 3: Cách nói nghịch lý:
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh
Không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Cách nói ấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ dâu nắm bắt được. Cái quý giá nhất của cuộc đời chàng trai là một trái tim - một thế giới tinh thần bí ẩn, vô biên, một vương quốc mà em là nữ hoàng, là người làm chủ nó mà cũng không thể biết được biên giới của nó xa gần, rộng hẹp đến đâu. Đây chính là một khoảng cách không bao giờ phá nổi, một đỉnh cao không bao giờ bị chinh phục của tình yêu. Niềm hòa hợp, đồng cảm dù đẹp đẽ đến đâu cũng không bao giờ trọn vẹn bởi đặc tính này của trái tim con người.
Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một: Anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai: nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài.
Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hòa vào tâm hồn người yêu và cái bí ấn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hòa hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể đến, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy.
Xemloigiai.com
Xem thêm lời giải Soạn văn 11
Tuần 1
- 👉 Vào phủ Chúa Trịnh
- 👉 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- 👉 Viết bài làm văn số 1 - Nghị luận xã hộia
Tuần 2
- 👉 Tự tình II
- 👉 Câu cá mùa thu
- 👉 Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- 👉 Thao tác lập luận phân tích
Tuần 3
- 👉 Thương vợ
- 👉 Khóc Dương Khuê
- 👉 Vịnh khoa thi Hương
- 👉 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6
- 👉 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Tác giả
- 👉 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Tác phẩm
- 👉 Thực hành về thành ngữ, điển cố
Tuần 7
Tuần 8
Tuần 9
- 👉 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến cách mạng tháng 8 năm 1945
- 👉 Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
Tuần 10
Tuần 11
- 👉 Chữ người tử tù
- 👉 Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- 👉 Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Tuần 12
Tuần 13
Tuần 14
Tuần 15
- 👉 Cha con nghĩa nặng
- 👉 Vi hành
- 👉 Tinh thần thể dục
- 👉 Luyện tập viết bản tin
- 👉 Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Tuần 16
Tuần 17
Tuần 18
Tuần 19
Tuần 20
Tuần 21
Tuần 22
Tuần 23
Tuần 24
Tuần 25
Tuần 26
Tuần 27
Tuần 28
Tuần 29
Tuần 30
Tuần 31
Tuần 32
- 👉 Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận
- 👉 Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Ngữ văn 11
Tuần 33
Tuần 34
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới