Bài 1,2,3,4 mục I trang 29,30 Vở bài tập Sinh học 8

Giải bài 1,2,3,4 mục I Nhận thức kiến thức trang 29,30 VBT Sinh học 8: Quan sát hình vẽ hoặc mô hình bộ xương người và bộ xương thú, tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống

Bài làm:

Bài tập 1

Quan sát hình vẽ hoặc mô hình bộ xương người và bộ xương thú, tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau:

Các phần so sánh

Bộ xương người

Bộ xương thú

- Tỉ lộ sọ / mặt

- Lồi cằm ở xương mặt

 

 

- Cột sống

- Lồng ngực

 

 

- Xương chậu

- Xương đùi

- Xương bàn chân

- Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân)

 

 

Lời giải chi tiết:

 
 
Các phần so sánh Bộ xương người Bộ xương thú

- Tỉ lệ sọ / mặt

- Lồi cằm ở xương mặt

- Lớn

- Phát triển

- Nhỏ

- Không có

- Cột sống

- Lồng ngực

- Cong ở 4 chỗ

- Nở sang 2 bên

- Cong hình cung

- Nở theo chiều lưng – bụng

- Xương chậu

- Xương đùi

- Xương bàn chân

- Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân)

- Nở rộng

- Phát triển – khỏe

- Xương ngón ngắn – bàn chân hình vòm

- Lớn, phát triển về phía sau

- Hẹp

- Bình thường

- Xương ngón dài – bàn chân phẳng

- Hẹp


Bài tập 2

Đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là :

- Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

- Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

- Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.


Bài tập 3

Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?

Lời giải chi tiết:

Để xương và cơ phát triển cân đối, chúng ta cần:

- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.

- Tắm nắng tạo điều kiện cho tiền vitamin D chuyển hóa thành vitamin D để sử dụng trong quá trình tạo xương.

- Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.


Bài tập 4

Để chống cong vẹo cột sống, trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì?

Lời giải chi tiết:

Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý:

- Khi mang vác vật nặng, không nên vượt qua sức chịu đựng, không mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên.

- Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, chống cong vẹo cột sống.

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải Vở bài tập Sinh học 8

Giải vở bài tập Sinh lớp 8 với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả các chương và các trang

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG 2. VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG 3. TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 4. HÔ HẤP

CHƯƠNG 5. TIÊU HÓA

CHƯƠNG 6. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

CHƯƠNG 7. BÀI TIẾT

CHƯƠNG 8. DA

CHƯƠNG 9. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG 10. NỘI TIẾT

CHƯƠNG 11. SINH SẢN

PHẦN BA. SINH HỌC VI SINH VẬT

CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

CHƯƠNG II. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

CHƯƠNG III. VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Xem Thêm

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.