Bài 2 trang 52 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 1

Giải bài tập Bài 2 trang 52 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 1

Đề bài

Lập công thức hóa học của nguyên tố sau với oxi:

a) K(I)               b) Ba(II)            c) Al(III)

d) Si(IV)            e) P(V)               g) S(VI).

Lời giải chi tiết

a) Công thức hóa học giữa K và O có dạng: \(\mathop {{K_x}}\limits^I \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)

Theo qui tắc hóa trị: \(x.I = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over I} = {2 \over 1}\)

Ta lấy \(\left\{ \matrix{  x = 2 \hfill \cr  y = 1 \hfill \cr}  \right.\)

Công thức hóa học của hợp chất là K2O.

Cách khác:

K hóa trị I, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa K và O là: K2O.

b) Công thức hóa học giữa Ba và O có dạng: \(\mathop {B{a_x}}\limits^{II} \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)

Theo qui tắc hóa trị: \(x.II = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over {II}} = {1 \over 1}\)

Ta lấy \(\left\{ \matrix{  x = 1 \hfill \cr  y = 1 \hfill \cr}  \right.\)

Công thức hóa học của hợp chất là BaO.

Cách khác:

Ba hóa trị II, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa Ba và O là: BaO.

c) Công thức hóa học giữa Al và O có dạng: \(\mathop {A{l_x}}\limits^{III} \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)

Theo qui tắc hóa trị: \(x.III = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over {III}} = {2 \over 3}\)

Ta lấy \(\left\{ \matrix{  x = 2 \hfill \cr  y = 3 \hfill \cr}  \right.\)

Công thức hóa học của hợp chất là Al2O3.

Cách khác:

Al hóa trị III, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa Al và O là: Al2O3.

d) Công thức hóa học giữa Si và O có dạng: \(\mathop {S{i_x}}\limits^{IV} \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)

Theo qui tắc hóa trị: \(x.IV = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over {IV}} = {1 \over 2}\)

Ta lấy \(\left\{ \matrix{  x = 1 \hfill \cr  y = 2 \hfill \cr}  \right.\)

Công thức hóa học của hợp chất là SiO2.

Cách khác:

Si hóa trị IV, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa Si và O là: SiO2.

e) Công thức hóa học giữa P và O có dạng: \(\mathop {{P_x}}\limits^V \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)

Theo qui tắc hóa trị: \(x.V = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over V} = {2 \over 5}\)

Ta lấy \(\left\{ \matrix{  x = 2 \hfill \cr  y = 5 \hfill \cr}  \right.\)

Công thức hóa học của hợp chất là P2O5.

Cách khác:

P hóa trị V, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa P và O là: P2O5.

g) Công thức hóa học giữa S và O có dạng: \(\mathop {{S_x}}\limits^{VI} \mathop {{O_y}}\limits^{II} \)

Theo qui tắc hóa trị: \(x.VI = y.II \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over {VI}} = {1 \over 3}\)

Ta lấy \(\left\{ \matrix{  x = 1 \hfill \cr  y = 3 \hfill \cr}  \right.\)

Công thức hóa học của hợp chất là SO3.

Cách khác:

S hóa trị VI, O hóa trị II\( \Rightarrow \) Công thức hóa học giữa S và O là: SO3.

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải Tài liệu Dạy - học Hóa học 8

Giải bài tập Tài liệu Dạy - học Hóa học lớp 8, đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề hóa học. Phát triển tư duy đột phá trong dạy học Hóa học 8, để học tốt dạy học Hóa học 8

TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA HỌC 8 TẬP 1

TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA HỌC 8 TẬP 2

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.