Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 4 - Hóa học 8

Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 4 - Hóa học 8

Đề bài

Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1. Một hỗn hợp gồm 3 lít khí metan CH4 và 7 lít khí oxi (các khí ở cùng nhiệt độ và áp suất). Đốt cháy hỗn hợp, sau phản ứng thu được:

A.3 lít CO2.         

B. 3 lít CO2, 1 lít khí O2 dư.

C. 2 lít CO2, 1 lít O2 dư. 

D. 6 lít CO2.

Câu 2. Khí nào sau đây có màu xanh?

A. Khí nitơ.                     

B. Khí cabonic.

C. Khí oxi ở-183°c (trạng thái lỏng).

D. Khí amoniac NH3.

Câu 3. Để đốt cháy hoàn toàn 0,672 gam kim loại M chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53 gam KMnO4. M là

A. Fe.                               B. Zn                 

C. Cu.                               D. Mg.

Câu 4. Phương trình hoá học nào sau đây biểu diễn đúng quá trình đốt axetilen khi hàn cắt kim loại?

A. C2H2 + O2 \( \to\) CO2 + H2O.  

B. C2H2 + 2O2 \( \to\) CO2 + H2O.

C. C2H2 + 3O2 \( \to\) CO2 + H2O.

D. 2C2H2 + 5O2 \( \to\) 4 CO2 + 2H2O.

Câu 5. Hỗn hợp A gồm khí mêtan CH4 và hiđro, có tỉ khối đối với hiđro là 4,5. Trong A, CH4 chiếm tỉ lệ % thể tích là

A.20%.                          B. 50%.               

C. 30%.                         D. 60%.

Câu 6. Quá trình nào sau đây là sự cháy?

A. Dòng điện chạy qua bóng đèn cháy.

B. Phản ứng của photpho trong không khí ớ nhiệt độ thích hợp.

C. Rượu để lâu ngày với men giấm sinh ra axit.

D. Dung dịch nước vôi hấp thụ khí CO2.

Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm) Đốt cháy 6,2 gam P trong bình có 7,84 lít khí O2( đktc). Tính khối lượng của các chất thu được sau phán ứng.

Câu 2.(3,5 điểm) Làm thế nào để phân biệt ba lọ đựng khí: O2, CO2, NH3 (amoniac)Không nhận biết bằng khứu giác.

Lời giải chi tiết

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm

Câu 1. B         

Câu 2. C

Câu 3. D

PTHH :

\(\eqalign{
& 2KMn{O_4}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow {K_2}Mn{O_4} + Mn{O_2} + {O_2} \cr
& 316\,g\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;32\,g \cr
& 5,53\,\,g\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;0,56\,g \cr} \)

Khối lượng Oxi tác dụng với kim loại M là

\(\dfrac{0,56} {100}.80 = 0,448(gam).\)                   

đốt cháy \(M \to {M_2}{O_x}\)

Trong oxit: 

\(\eqalign{
& {{2M} \over {16x}} = {{0,672} \over {0,448}} = 1,5 \cr
& \Rightarrow M = {{16x.1,5} \over 2} = 12x \Rightarrow x = 2. \cr} \)

Vậy M là Magie (Mg).                                                         

Câu 4. D      Câu 5. B     Câu 6. B

Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm)

PTHH:  4P + 5 O2   \(\to\)   2 P2O5

\({n_P} = \dfrac{6,2}{31} = 0,2\) (mol).

\({n_{{O_2}}} = \dfrac{{7,84}}{{22,4}} = 0,35\) (mol)

Có 0,2 mol p cần 0,25 mol 02 sinh ra 0,1 mol P205.

Vậy sau phản ứng 02 dư: (0,35 - 0,25). 32 = 3,2 (gam).

Khối lượng P2O5  tạo thành là: 0,1.142 = 14,2 (gam).

Câu 2. (3,5 điểm)

Phân biệt ba lọ khí 02, C02 và NH3:

Cho nước vào ba lọ khí, lắc cho tiếp giấy quỳ tím. Giấy quỳ chuyển màu xanh là lọ khí NH3.

Giấy quỳ chuyển thành hồng là lọ khí C02

Không đổi màu là O2.

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Hóa lớp 8

Giải bài tập hóa học lớp 8 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 8 giúp để học tốt hóa học 8

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ

Đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 8

CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ

CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC

CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 8

Xem Thêm

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.