Giải vật lí 7 bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - trang 18 vật lí 7. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 7 bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng nhé


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Chuẩn bị

Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị:

  • một gương phẳng ;
  • một cái bút chì ;
  • một thước chia độ ;
  • chép sẵn ra giấy mẫu báo cáo.

2. Nội dung thực hành

  • Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
  • Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Cho một gương phẳng (hình 6.1 SGK)...

Cho một gương phẳng (hình 6.1 SGK) và một bút chì.

a) Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau đây:

  • Song song, cùng chiều với vật.
  • Cùng phương, ngược chiều với vật.

b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.

Bài giải:

a) Cách đặt bút chì để: 

  • Song song, cùng chiều với vật: đặt bút chì nằm ngang và song song với mặt phẳng gương.
  • Cùng phương, ngược chiều với vật: đặt bút chì nằm trên đường thằng vuông góc với mặt phẳng gương.

b) Vẽ hình như câu a) miêu tả.

Giải câu 2: Bố trí thí nghiệm như hình 6.2 (SGK)...

Bố trí thí nghiệm như hình 6.2 (SGK). Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.

PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Bài giải:

Thực hiện thí nghiệm như hình 6.2 (SGK), sau khi làm rút ra được: Di chuyển từ từ gương ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương (PQ) sẽ giảm.

Giải câu 3: Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn...

Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm?

Bài giải:

Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm.

Giải câu 4: Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3 SGK)...

Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3 SGK). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy ?

Bài giải:

Muốn biết người đứng trước gương có nhìn thấy các điểm M, N hay không ta thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vẽ tia phản tới và tia phản xạ của điểm M và N qua mặt phẳng gương.
  • Bước 2: Xác định trong hai tia phản xạ vừa vẽ được xem có tia phản xạ nào đi qua mắt không.

Sau khi vẽ ta thấy: ngày đứng nhìn thấy M và không nhìn thấy N.

Xem thêm lời giải Giải môn vật lí lớp 7

Soạn bài vật lí lớp 7, giải vật lí lớp 7, làm bài tập bài thực hành vật lí 7. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk vật lí lớp 7. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm