Giải vật lí 7 bài 8: Gương cầu lõm

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 8: Gương cầu lõm - trang 22 vật lí 7. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 7 bài 8: Gương cầu lõm nhé


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

  • Ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo và lớn hơn vật.
  • Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Ảnh của cây nến quan sát được trong...

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm như hình 8.1 (SGK) là ảnh gì ? So với cây nến thì ảnh của nó lớn hơn hay nhỏ hơn ?

Bài giải:

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm như hình 8.1 (SGK) là ảnh ảo do không hứng được trên màn chắn và ảnh này nhỏ hơn vật.

Giải câu 2: Hãy bố trí một thí nghiệm để so sánh...

Hãy bố trí một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô tả cách bố trí thí nghiệm. Nêu kết quả so sánh.

Bài giải:

Ta bố trí thí nghiệm để só sánh ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm và gương phẳng như sau:

  • Bước 1: Chọn 2 cây nến giống nhau và một gương cầu lồi và một gương cầu lõm.
  • Bước 2: Đặt mỗi cây nến trước mỗi gương sao cho khoảng cách từ mỗi cây nến đến mỗi gương là bằng nhau.
  • Bước 3: Quan sát ảnh trong mỗi gương và so sánh.

Kết quả: ảnh của gương cầu lõm lớn hơn ảnh của gương phẳng.

Giải câu 3: Quan sát chùm tia phản xạ xem...

Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì ?

Bài giải:

Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.

Giải câu 4: Hình 8.3 là một thiết bị dùng gương...

Hình 8.3 là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vât. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên.

Bài giải:

Vật đó nóng lên do tia sáng mặt trời được coi là chùm tia sáng song song sau khi đi qua gương cầu lõm phản xạ tụ lại một điểm. Nếu vật cần nung nóng nằm trên điểm đó thì sẽ hấp thụ toàn bộ năng lượng từ các tia sáng chiếu vào gương.

Giải câu 5: Bằng cách di chuyển đèn pin...

Bằng cách di chuyển đèn pin, hãy tìm vị trí của S để thu được chùm phản xạ là một chùm sáng song song.

Bài giải:

Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.

Giải câu 6: Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp...

Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu xạ. 

Giải thích vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ ?

Bài giải:

Nhớ có pha đèn mà tia sáng phản xạ ra làm chùm tia sáng song song. Vì vậy, khi chiếu ánh sáng đi xa vẫn sáng rõ mà không bị phân tán.

Giải câu 7: Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ...

Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương ?

Bài giải:

Muốn thu được ánh sáng hội tụ từ đèn ra thì chùm tia sáng chiếu vào phải là chùm tia sáng song song. Như vậy ta phải bóng đèn ra xa gương.

Xem thêm lời giải Giải môn vật lí lớp 7

Soạn bài vật lí lớp 7, giải vật lí lớp 7, làm bài tập bài thực hành vật lí 7. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk vật lí lớp 7. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm