Giải hóa 9 bài 2: Một số oxit quan trọng (T1)

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 2: Một số oxit quan trọng (T1) - trang 9 sách giáo khoa hóa học 9. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt hóa học 9 bài 2: Một số oxit quan trọng (T1) nhé Tiêu đề: Giải hóa bài 2: Một số oxit quan trọng (T1)


I. Tóm tắt lý thuyết

Canxi oxit (CaO)

Tính chất vật lí

  • Canxi oxit là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ cao.

Tính chất hóa học (là một oxit bazơ)

  • Tác dụng với nước
  • Tác dụng với axit
  • Tác dụng với oxit axit

Ứng dụng của canxi oxit

  • Dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.
  • Khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…

Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp

  • Nguyên liệu: đá vôi, than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,…
  • PTHH: C + O2 → CO2   (tạo nhiệt) ; CaCO3 → CaO + CO2

II. Giải bài tập sgk

Giải câu 1. Bằng phương pháp hóa học...

Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau?

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.

b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2.

Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

a)Nhận biết hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.

  • Hòa tan từng chất rắn vào nước dư thu được dung dịch :NaOH và Ca(OH)2

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

  • Dẫn khí CO2 vào mỗi dung dịch vừa thu được:
    • Dung dịch nào xuất hiện vẩn đục thì đó là dung dịch Ca(OH)2  =>chất ban đầu là CaO

Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3 (kết tủa không tan trong nước)

  • Nếu không thấy kết tủa xuất hiện chất cho vào cốc lúc đầu là Na2O.

2NaOH + CO2 → H2O + Na2CO3 (tan trong nước)

b) Nhận biết hai chất khí không màu là CO2 và O2.

  • Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.

Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3 (kết tủa không tan trong nước)

Giải câu 2. Hãy nhận biết từng chất...

Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học.

a) CaO, CaCO3;            

b) CaO, MgO.

Viết phương trình hóa học

Hướng dẫn giải

a) Nhận biết CaO, CaCO3

Lấy từng chất cho tác dụng với nước dư: 

  • Chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO

CaO + H2O → Ca(OH)2

  • Chất rắn tan và không nóng lên, chất cho vào là CaCO3

b) Nhận biết CaO, MgO

Lấy từng chất cho tác dụng với nước dư: 

  • Chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO

CaO + H2O → Ca(OH)2

  • Chất rắn tan và không nóng lên, chất cho vào là MgO

Giải câu 3. 200ml dung dịch HCl...

200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.

Hướng dẫn giải

Ta có nHCl = 3,5 . 0,2 = 0,7 mol

Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3

a)                 CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O        (1)

         (mol)    x       → 2x          x                

                  Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O     (2)

         (mol)       y        6y

b) Ta có hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 có khối lượng là 20g

=>mhh = mCu + mFe2O3 = 20 (g) =>80x + 160y = 20                    (3)

Từ phương trình (1) (2) => nHCl = 2x + 6y = 0,7 mol      (4)

Giải 2 phương trình (2) và (4) ta được x  = 0,05 ; y = 0,1 

Trong hỗn hợp ban đầu

  • mCuO  = 0,05 . 160 = 4 g
  • m Fe2O3 = 20 – 4 = 16 g

Giải câu 4. Biết 2,24 lít khí...

Biết 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm là BaCO3 và H2O

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.

c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

Hướng dẫn giải

nCO2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol

a)     PTHH:  CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Tỉ lệ               1            1             1           1

Phản ứng:     0,1  →  0,1             0,1

b) Theo PTHH =>nCO2 = nBa(OH)2 = 0,1 mol

Dung dịch Ba(OH)­có thể tích 200ml => CM Ba(OH)2 = 0,10,20,10,2 = 0,5 M

c) Chất kết tủa thu được sau phản ứng là BaCO3 có số mol là 0,1

=> m kết tủa = m BaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7 g

Xem thêm lời giải Giải môn Hóa học lớp 9

Giải Hóa học lớp 9, soạn bài Hóa học lớp 9, làm bài tập bài thực hành Hóa học 9. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk Hóa học lớp 9. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.