Lý thuyết Pha chế dung dịch

Tham khảo SGK, trang 147, 148

Lý thuyết:

1. Pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước

Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng

Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng cần xác định

* Pha dung dịch nồng độ mol/l (CM):

Từ muối A, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy pha chế V (ml) dung dịch A nồng độ CM

Bước 1: Tính số mol chất tan có trong dung dịch cần pha chế:

Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/lít nên thể tích dung dịch phải đổi về lít, sau đó tính số mol theo công thức:

n = C. V

Bước 2: Từ số mol suy ra khối lượng chất tan (m) cần lấy để pha chế.

Bước 3: Thể tích dung dịch chính là thể tích nước cần dùng để pha chế.

Kết luận: vậy cần lấy m gam A hòa tan vào V (ml) nước cất để tạo thành V (ml) dung dịch A có nồng độ CM

* Pha dung dịch nồng độ phần trăm:

Từ muối B, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế m gam dung dịch B có nồng độ C%.

Bước 1: Tính khối lượng chất tan cần pha chế:  ${{m}_{1}}={{m}_{ct}}=\frac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}$

Bước 2: Tính khối lượng nước cần pha chế:

Cần nhớ công thức tính khối lượng dung dịch: mdung dịch = mdung môi + mchất tan

=> m2 = mnước = mdung dịch - mchất tan

Kết luận: Vậy cần lấy m1 gam chất B hòa tan vào m2 gam nước để thu được m gam dung dịch B có nồng độ C%.

2. Pha loãng hoặc cô đặc một dung dịch theo nồng độ cho trước

a) Đặc điểm:

- Khi pha loãng, nồng độ dung dịch giảm. Còn cô đặc, nồng độ dung dịch tăng.

- Dù pha loãng hay cô đặc, khối lượng chất tan luôn luôn không thay đổi.

b) Cách làm:

- Vì khối lượng chất tan không đổi dù pha loãng hay cô đặc nên:

+ Đối với bài tập nồng độ %:  mdd(1) . C%(1) = mdd(2) . C%(2)

+ Đối với bài tập nồng độ mol:  Vdd(1) . CM (1)  =  Vdd(2) . CM (2)

Tổng quát: Pha V2 (ml) dung dịch A có nồng độ CM2 (M) từ dung dịch A có nồng độ CM1 (M)

 Bước 1: Tính toán

- Tìm số mol chất tan có trong V2 (ml) dung dịch A nồng độ CM2 (M):

     n = CM2.V2

- Vì pha loãng dung dịch là thêm nước cất => số mol chất tan là không thay đổi.

- Tính thể tích dung dịch A nồng độ CM1 (M):

     ${{V}_{1}}~=\frac{n}{{{C}_{M1}}}$

=> Thể tích nước cần thêm là: Vnước = V2 – V1

Bước 2: Pha chế dung dịch

 

 

Xem thêm lời giải SGK Hóa lớp 8

Giải bài tập hóa học lớp 8 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 8 giúp để học tốt hóa học 8

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ

Đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 8

CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ

CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC

CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 8

Xem Thêm

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.