Phương pháp giải một số dạng bài tập về điều chế oxi – phản ứng phân hủy có lời giải
Lý thuyết:
Dạng 1
Lý thuyết chung về điều chế oxi – phản ứng phân hủy
* Một số lưu ý cần nhớ
1. Điều chế oxi
- Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt.
- Trong công nghiệp, oxi được sản xuất từ không khí (chưng cất phân đoạn không khí lỏng) và từ nước (điện phân nước).
2. Phản ứng phân hủy.
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Những chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
A. KMnO4, KClO3, KNO3.
B. CaCO3, KClO3, KNO3.
C. K2MnO4, Na2CO3, CaHPO4.
D. KMnO4, FeCO3, CaSO4.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là KMnO4, KClO3, KNO3.
PTHH: 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2 ↑
2KNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KNO2 + O2 ↑
Đáp án A
Ví dụ 2: Cho các phản ứng hóa học sau:
1) 2H2 + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2H2O
2) CuO + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Cu + H2O
3) 2KNO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2KNO2 + O2
4) 4P + 5O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2P2O5
5) 2Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Fe2O3 + 3H2O
6) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
7) CaO + CO2 → CaCO3
Số phản ứng phân hủy và số phản ứng hóa hợp lần lượt là
Hướng dẫn giải chi tiết:
+) Phản ứng phân hủy: 1 chất → 2 hay nhiều chất
=> các phản ứng phân hủy là
3) 2KNO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2KNO2 + O2
5) 2Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Fe2O3 + 3H2O
+) Phản ứng hóa hợp: 2 hay nhiều chất → 1 chất
1) 2H2 + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2H2O
4) 4P + 5O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2P2O5
7) CaO + CO2 → CaCO3
Vậy có 2 phản ứng phân hủy và 3 phản ứng hóa hợp
Đáp án B
Ví dụ 3: Nguyên liệu để sản xuất O2 trong công nghiệp là phương án nào sau đây:
A. KMnO4
B. KClO3
C. KNO3
D. Không khí
Hướng dẫn giải chi tiết:
Nguyên liệu để sản xuất O2 trong công nghiệp là: không khí
Sản xuất khí oxi từ không khí bằng cách hạ không khí xuống dưới -200oC, sau đó nâng dần nhiệt độ lên -196oC ta thu được khí N2, sau đó nâng đến -183oC ta thu được khí oxi.
Đáp án D
Dạng 2
Bài tập về điều chế oxi và phản ứng phân hủy
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Nhiệt phân hoàn toàn 18,375 g muối KClO3 thu được m (g) muối KCl và thấy thoát ra V (lít) khí O2 (đktc).
a) Tính m, V?
b) Lượng khí O2 sinh ra đem đốt cháy 41,6 gam đồng, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Khối lượng của chất rắn X là bao nhiêu gam?
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) \({n_{KCl{O_3}}}\) = m/M = 18,375/122,5 = 0,15 (mol)
PTHH: 2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2
Theo PTHH ⟹ nKCl = \({n_{KCl{O_3}}}\) = 0,15 (mol)
⟹ m = mKCl = 0,15.74,5 = 11,175 (g).
Theo PTHH ⟹ \({n_{{O_2}}}\) = 1,5. \({n_{KCl{O_3}}}\) = 0,225 (mol)
⟹ V = 0,225.22,4 = 5,04 (lít).
b) \({n_{{O_2}}}\) = 0,225 (mol) và nCu = m/M = 41,6/64 = 0,65 (mol).
PTHH: 2Cu + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CuO
So sánh \(\dfrac{{{n_{Cu}}}}{2}\) = 0,325 > 0,225 = \(\dfrac{{{n_{{O_2}}}}}{1}\)
⟹ O2 phản ứng hết, Cu còn dư.
Theo PTHH ⟹ nCu(pứ) = 2. \({n_{{O_2}}}\) = 0,45 (mol)
⟹ nCu(X) = 0,65 – 0,45 = 0,2 (mol)
Theo PTHH ⟹ nCuO = 2. \({n_{{O_2}}}\) = 0,45 (mol)
Trong X gồm Cu dư 0,2 (mol) và CuO 0,45 (mol)
Vậy mX = 48,8 g.
Ví dụ 2: Tính số mol KMnO4 cần để điều chế được 3,2 gam oxi
Hướng dẫn giải chi tiết:
nO2 = 3,2 : 32 = 0,1 (mol)
PTHH: 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2↑
Theo PTHH: nKMnO4 = 2nO2 = 2. 0,1 = 0,2 (mol)
Ví dụ 3: Trong phòng thí nghiệm có 1 lớp học có 6 nhóm học sinh cần điều chế O2 từ hóa chất KClO3 để làm thí nghiệm. Mỗi nhóm cần thu 2 bình khí oxi, mỗi bình chứa 280 ml. Khối lượng KClO3 cần dùng là bao nhiêu? Biết các khí đo được ở đktc.
Hướng dẫn giải chi tiết:
280 ml = 0,28 lít
1 bình khí O2 có V = 0,28 lít
→ 2 bình khí O2 có V = 2×0,28 = 0,56 (lít)
Vì 1 nhóm cần điều chế 2 bình khí O2 mà có tất cả 6 nhóm nên lượng O2 điều chế được là:
VO2 = 6× 0,56 = 3,36 (lít).
→ Tổng số mol O2 ở đktc cần điều chế là:
\({n_{{O_2}(dktc)}} = \frac{{{V_{{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,(mol)\)
PTHH: 2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2↑
Theo PTHH: cứ 2 mol KClO3 pư sinh ra 3 mol O2
Vậy x = ? mol pư sinh ra 0,15 mol O2
\( \Rightarrow x = \frac{{2.0,15}}{3} = 0,1\,(mol)\)
Tổng số gam KClO3 cả 6 nhóm cần lấy là: \({m_{KCl{O_3}}} = {n_{KCl{O_3}}} \times {M_{KCl{O_3}}} = 0,1 \times 122,5 = 12,25\,(g)\)
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Bài 27. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
Xem thêm lời giải SGK Hóa lớp 8
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
- 👉 Bài 2. Chất
- 👉 Bài 3. Bài thực hành 1
- 👉 Bài 4. Nguyên tử
- 👉 Bài 5. Nguyên tố hóa học
- 👉 Bài 6. Đơn chất và hợp chất - Phân tử
- 👉 Bài 7. Bài thực hành 2
- 👉 Bài 8. Bài luyện tập 1
- 👉 Bài 9. Công thức hóa học
- 👉 Bài 10. Hóa trị
- 👉 Bài 11. Bài luyện tập 2
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Hóa học 8
Đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 8
CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- 👉 Bài 12. Sự biến đổi chất
- 👉 Bài 13. Phản ứng hóa học
- 👉 Bài 14. Bài thực hành 3
- 👉 Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng
- 👉 Bài 16. Phương trình hóa học
- 👉 Bài 17. Bài luyện tập 3
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Hóa học 8
CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
- 👉 Bài 18. Mol
- 👉 Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất
- 👉 Bài 20. Tỉ khối của chất khí
- 👉 Bài 21. Tính theo công thức hóa học
- 👉 Bài 22. Tính theo phương trình hóa học
- 👉 Bài 23. Bài luyện tập 4
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hóa học 8
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ
- 👉 Bài 24. Tính chất của oxi
- 👉 Bài 25. Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
- 👉 Bài 26. Oxit
- 👉 Bài 27. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
- 👉 Bài 28. Không khí - Sự cháy
- 👉 Bài 29. Bài luyện tập 5
- 👉 Bài 30. Bài thực hành 4
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hóa học 8
CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC
- 👉 Bài 31. Tính chất - Ứng dụng của hiđro
- 👉 Bài 32. Phản ứng oxi hóa - khử
- 👉 Bài 33. Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế
- 👉 Bài 34. Bài luyện tập 6
- 👉 Bài 35. Bài thực hành 5
- 👉 Bài 36. Nước
- 👉 Bài 37. Axit - Bazơ - Muối
- 👉 Bài 38. Bài luyện tập 7
- 👉 Bài 39. Bài thực hành 6
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 5 - Hóa học 8
CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH
- 👉 Bài 40. Dung dịch
- 👉 Bài 41. Độ tan của một chất trong nước
- 👉 Bài 42. Nồng độ dung dịch
- 👉 Bài 43. Pha chế dung dịch
- 👉 Bài 44. Bài luyện tập 8
- 👉 Bài 45. Bài thực hành 7
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Hóa học 8
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 6 - Hóa học 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 8
Xem Thêm
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới