Soạn bài Quê hương (chi tiết)
Bài làm:
ND chính
Nội dung chính: Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. |
Câu 1
Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý?
Lời giải chi tiết:
- Tác giả đã khắc họa sinh động cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:
+ Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng → cảnh buổi sớm mai đẹp trời, trong lành.
+ Dân trai tráng bơi thuyền → hình ảnh lao động khỏe khoắn, tràn đầy sức sống.
+ Đoàn thuyền như con tuấn mã (hăng, phăng, vượt) → diễn tả sức mạnh mang màu sắc huyền thoại, cổ tích.
+ Cánh buồm (rướn thân trắng) như mảnh hồn làng → ẩn dụ biểu trưng cho hồn cốt, thần thái của người dân miền biển. Vẻ đẹp mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao.
→ Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bức tranh lao động đầy sức sống và hứng khởi của người dân vùng biển.
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến: tươi vui, vẻ vang.
+ Không khí đón ghe về: tấp nập, ồn ào, đông vui.
+ Hình ảnh người dân chài: làn da ngăm dám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm → vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển.
+ "cá đầy ghe" vui mừng, biết ơn "biển lặng" mang cho họ những thành quả ngọt ngào.
+ Hình ảnh con thuyền: im, mỏi trở về nằm / chất muối thấm dần thớ vỏ → con thuyền vô tri trở nên có hồn, trong sự mệt mỏi say sưa (lời Hoài Thanh) vẫn lắng nghe, cảm nhận tinh tế được phong vị cuộc sống.
→ Cảnh tượng tươi vui, hào hứng của đoàn thuyền khi trở về được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế có tình cảm sâu lắng, am hiểu tường tận cuộc sống lao động vất vả đầy thi vị.
Câu 2
Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phân tích các câu thơ sau:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
- Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thậm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.
- Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác – hương vị nồng mặn của biển khơi:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
=> Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.
Câu 3
Câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông.
Lời giải chi tiết:
- Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.
- Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm… và hẳn không thể thiếu con thuyền “rẽ sóng chạy ra khơi”. Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tâm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
- Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.
Câu 4
Câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?
Lời giải chi tiết:
- Nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị.
- Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Những yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phục vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Học thuộc và tập đọc diễn cảm bài thơ.
HS tự làm.
Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Sưu tầm, chép lại một số câu thơ, đoạn thơ về tình cảm quê hương mà em yêu thích nhất.
- Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(Tràng giang – Huy Cận)
- Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
(Quê hương – Giang Nam)
- Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Xem thêm lời giải Soạn văn 8 chi tiết
SOẠN VĂN 8 TẬP 1
- 👉 Bài 1
- 👉 Bài 2
- 👉 Bài 3
- 👉 Bài 4
- 👉 Bài 5
- 👉 Bài 6
- 👉 Bài 7
- 👉 Bài 8
- 👉 Bài 9
- 👉 Bài 10
- 👉 Bài 11
- 👉 Bài 12
- 👉 Bài 13
- 👉 Bài 14
- 👉 Bài 15
- 👉 Bài 16
- 👉 Bài 17
SOẠN VĂN 8 TẬP 2
- 👉 Bài 18
- 👉 Bài 19
- 👉 Bài 20
- 👉 Bài 21
- 👉 Bài 22
- 👉 Bài 23
- 👉 Bài 24
- 👉 Bài 25
- 👉 Bài 26
- 👉 Bài 27
- 👉 Bài 28
- 👉 Bài 29
- 👉 Bài 30
- 👉 Bài 31
- 👉 Bài 32
- 👉 Bài 33
- 👉 Bài 34
Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 8
- 👉 Nghị Luận Xã Hội Lớp 8
- 👉 Chiều hôm nhớ nhà - Bà huyện Thanh Quan
- 👉 Trong đầm gì đẹp bằng sen
- 👉 Tắt Đèn - Ngô Tất Tố
- 👉 Người thầy đầu tiên
- 👉 Văn bản tường trình - Văn bản thông báo
- 👉 Văn tự sự lớp 8
- 👉 Văn Thuyết Minh lớp 8
Bài 1
Bài 2
Bài 3
- 👉 Tức nước vỡ bờ
- 👉 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- 👉 Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp)
Bài 4
Bài 5
- 👉 Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- 👉 Tóm tắt văn bản tự sự
- 👉 Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn 8
Bài 6
Bài 7
- 👉 Tình thái từ
- 👉 Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- 👉 Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)
Bài 8
- 👉 Chiếc lá cuối cùng
- 👉 Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Ngữ văn 8 tập 1
- 👉 Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Bài 9
- 👉 Hai cây phong
- 👉 Nói quá
- 👉 Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (làm tại lớp)
Bài 10
- 👉 Ôn tập truyện kí Việt Nam
- 👉 Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- 👉 Nói giảm nói tránh
- 👉 Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả
Bài 11
Bài 12
Bài 13
- 👉 Bài toán dân số
- 👉 Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- 👉 Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Bài 14
- 👉 Chương trình địa phương (phần Văn) - Ngữ văn 8 tập 1
- 👉 Dấu ngoặc kép
- 👉 Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
- 👉 Viết bài làm văn số 3: Văn thuyết minh
Bài 15
- 👉 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- 👉 Đập đá ở Côn Lôn
- 👉 Ôn luyện về dấu câu
- 👉 Thuyết minh về một thể loại văn học
Bài 16
Bài 17
Bài 18
Bài 19
Bài 20
- 👉 Tức cảnh Pác Bó
- 👉 Câu cầu khiến
- 👉 Thuyết minh một danh lam thắng cảnh
- 👉 Ôn tập về văn bản thuyết minh
Bài 21
- 👉 Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
- 👉 Đi đường (Tẩu lộ)
- 👉 Câu cảm thán
- 👉 Câu trần thuật
- 👉 Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh
Bài 22
Bài 23
Bài 24
Bài 25
- 👉 Bàn luận về phép học
- 👉 Viết đoạn văn trình bày luận điểm
- 👉 Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
- 👉 Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận
Bài 26
Bài 27
Bài 28
Bài 29
- 👉 Ông Giuôc-Đanh mặc lễ phục
- 👉 Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập)
- 👉 Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
Bài 30
- 👉 Chương trình địa phương (phần Văn) - Ngữ văn 8 tập 2
- 👉 Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)
- 👉 Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận
Bài 31
- 👉 Tổng kết phần Văn - Ngữ văn 8 tập 2
- 👉 Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt - Ngữ văn 8 tập 2
- 👉 Văn bản tường trình
- 👉 Luyện tập làm văn bản tường trình
Bài 32
Bài 33
- 👉 Tổng kết phần văn (tiếp theo) - Ngữ văn 8 tập 2
- 👉 Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) - Ngữ văn 8 tập 2
Bài 34
- 👉 Tổng kết phần Văn (tiếp theo - trang 148) - Ngữ văn 8 tập 2
- 👉 Luyện tập làm văn bản thông báo
- 👉 Ôn tập phần Tập làm văn - Ngữ văn 8 tập 2
Xem Thêm
- 👉 Tải 20 đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Văn 8
- 👉 Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Văn 8
- 👉 Tải 10 đề thi giữa kì 1 Văn 8
- 👉 Tải 30 đề ôn tập học kì 1 Văn 8
- 👉 Tải 10 đề thi học kì 1 Văn 8
- 👉 Tải 20 đề kiểm tra 15 phút học kì 2 Văn 8
- 👉 Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Văn 8
- 👉 Tải 10 đề thi giữa kì 2 Văn 8
- 👉 Tải 20 đề ôn tập học kì 2 Văn 8
- 👉 Tải 10 đề thi học kì 2 Văn 8
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới