Tuần 33: Ôn tâp về các phép tính với phân số (tiếp theo). Ôn tập về đại lượng (trang 53)
Bài làm:
Bài 1
Tính:
\(\dfrac{7}{4} \times \dfrac{5}{8} = \ldots \) \(\dfrac{{10}}{9}:\dfrac{3}{4} = \ldots \)
\(\dfrac{5}{7} \times 8 = \ldots \) \(8:\dfrac{{15}}{7} = \ldots \)
Phương pháp giải:
- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Lời giải chi tiết:
\(\dfrac{7}{4} \times \dfrac{5}{8} = \dfrac{{7 \times 5}}{{4 \times 8}} = \dfrac{{35}}{{32}}\)
\(\dfrac{{10}}{9}:\dfrac{3}{4} = \dfrac{{10}}{9} \times \dfrac{4}{3} = \dfrac{{10 \times 4}}{{9 \times 3}} = \dfrac{{40}}{{27}}\)
\(\dfrac{5}{7} \times 8 = \dfrac{5}{7} \times \dfrac{8}{1} = \dfrac{{5 \times 8}}{{7 \times 1}} = \dfrac{{40}}{7}\)
(Có thể viết gọn thành: \(\dfrac{5}{7} \times 8 = \dfrac{{5 \times 8}}{7} = \dfrac{{40}}{7}\))
\(8:\dfrac{{15}}{7} = \dfrac{8}{1}:\dfrac{{15}}{7} = \dfrac{8}{1} \times \dfrac{7}{{15}} \)\(= \dfrac{{8 \times 7}}{{1 \times 15}} = \dfrac{{56}}{{15}}\)
Bài 2
Tìm \(x\):
\(\dfrac{2}{5} \times x = \dfrac{1}{4}\) \(x:\dfrac{2}{3} = \dfrac{5}{3}\) \(\dfrac{5}{8}:x = \dfrac{1}{7}\)
Phương pháp giải:
Xác định vị trí của \(x\) rồi tìm \(x\) theo quy tắc:
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\dfrac{2}{5} \times x = \dfrac{1}{4}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{1}{4}:\dfrac{2}{5}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{1}{4} \times \dfrac{5}{2}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{5}{{8}}\end{array}\)
\(\begin{array}{l}x:\dfrac{2}{3} = \dfrac{5}{3}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{5}{3} \times \dfrac{2}{3}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{{10}}{{9}}\end{array}\)
\(\begin{array}{l}\dfrac{5}{8}:x = \dfrac{1}{7}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{5}{8}:\dfrac{1}{7}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{5}{8} \times \dfrac{7}{1}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{{35}}{8}\end{array}\)
Bài 3
Tính:
a) \(\left( {\dfrac{5}{7} \times \dfrac{3}{7}} \right) + \dfrac{1}{2} = \ldots \)
b) \(\dfrac{5}{4} \times \dfrac{2}{3} - \dfrac{5}{4} \times \dfrac{1}{9} = \ldots \)
c) \(\dfrac{{3 \times 8 \times 4 \times 5}}{{3 \times 7 \times 6 \times 5}} = \ldots \)
d) \(\left( {\dfrac{5}{4} - \dfrac{2}{3}} \right):\dfrac{4}{7} = \ldots \)
Phương pháp giải:
- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia thì thực hiện phép nhân, phép chia trước, thực hiện phép cộng, phép trừ sau.
Lời giải chi tiết:
a) \(\left( {\dfrac{5}{7} \times \dfrac{3}{7}} \right) + \dfrac{1}{2} = \dfrac{{15}}{{49}} + \dfrac{1}{2}\)\( = \dfrac{{30}}{{98}} + \dfrac{{49}}{{98}} = \dfrac{{79}}{{98}}\)
b) \(\dfrac{5}{4} \times \dfrac{2}{3} - \dfrac{5}{4} \times \dfrac{1}{9} \)\(= \dfrac{5}{4} \times \left( {\dfrac{2}{3} - \dfrac{1}{9}} \right) = \dfrac{5}{4} \times \dfrac{5}{9} = \dfrac{{25}}{{36}}\)
c) \(\dfrac{{3 \times 8 \times 4 \times 5}}{{3 \times 7 \times 6 \times 5}} \)\(= \dfrac{{\not 3 \times 4 \times \not 2 \times 4 \times \not 5}}{{\not 3 \times 7 \times 3 \times \not 2 \times \not 5}} = \dfrac{{16}}{{21}}\)
d) \(\left( {\dfrac{5}{4} - \dfrac{2}{3}} \right):\dfrac{4}{7} = \dfrac{7}{{12}}:\dfrac{4}{7}\)\( = \dfrac{7}{{12}} \times \dfrac{7}{4} = \dfrac{{49}}{{48}}\)
Bài 4
Mặt bàn hình chữ nhật có chiều dài \(\dfrac{5}{4}m\), chiều rộng \(\dfrac{1}{2}m\). Tính chu vi và diện tích mặt bàn đó.
Phương pháp giải:
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2.
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
Lời giải chi tiết:
Chu vi mặt bàn đó là:
\(\left( {\dfrac{5}{4} + \dfrac{1}{2}} \right) \times 2 = \dfrac{7}{2}\;(m)\)
Diện tích mặt bàn đó là:
\(\dfrac{5}{4} \times \dfrac{1}{2} = \dfrac{5}{8}\;\left( {{m^2}} \right)\)
Đáp số: Chu vi: \(\dfrac{7}{2}m\);
Diện tích: \(\dfrac{5}{8}{m^2}\).
Bài 5
\(a)\,\,\dfrac{1}{3} + \dfrac{5}{2} - \dfrac{1}{4}\) \(b)\,\,\dfrac{1}{2} \times \dfrac{5}{7}:\dfrac{1}{3}\)
Phương pháp giải:
Áp dụng quy tắc : Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia thì ta thực hiện lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
\(a)\,\,\dfrac{1}{3} + \dfrac{5}{2} - \dfrac{1}{4} = \dfrac{2}{6} + \dfrac{{15}}{6} - \dfrac{1}{4} \)\(= \dfrac{{17}}{6} - \dfrac{1}{4} = \dfrac{{34}}{{12}} - \dfrac{3}{{12}} = \dfrac{{31}}{{12}}\)
\(b)\,\,\dfrac{1}{2} \times \dfrac{5}{7}:\dfrac{1}{3} = \dfrac{5}{{14}}:\dfrac{1}{3} = \dfrac{5}{{14}} \times \dfrac{3}{1} \)\(= \dfrac{{15}}{{14}}\)
Bài 6
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
6 yến = ……. kg 7100kg = ……. tạ
5 tạ 19kg = ……. kg 9 tấn 52kg = ……. kg
Phương pháp giải:
Áp dụng các cách đổi:
1 yến = 10kg; 1 tạ = 100kg; 1 tấn = 1000kg.
Lời giải chi tiết:
6 yến = 60kg 7100kg = 71 tạ
5 tạ 19kg = 519kg 9 tấn 52kg = 9052kg
Bài 7
Một túi khoai lang cân nặng 2kg 400g, một cây bắp cải cân nặng 600g. Hỏi cả khoai lang và bắp cải cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
- Đổi cân nặng của túi khoai lang sang đơn vị đo là gam.
- Tính tổng cân nặng của túi khoai lang và cây bắp cải theo đơn vị là gam sau đó đổi sang đơn vị đo là kg, lưu ý rằng 1kg = 1000g.
Lời giải chi tiết:
Đổi 2kg 400g = 2400g.
Cả khoai lang và bắp cải cân nặng số ki-lô-gam là:
2400 + 600 = 3000 (g)
3000g = 3kg.
Đáp số: 3kg.
Bài 8
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 5 giờ = ……. phút
3 phút = ……. giây
\(\dfrac{1}{2}\) giờ = ……. phút
\(\dfrac{1}{{10}}\) phút = ……. giây
b) 360 giây = ……. phút
9 giờ 25 phút = ……. phút
6 giờ = ……. giây
3 phút 20 giây = ……. giây
c) 10 thế kỉ = ……. năm
5000 năm = ……. thế kỉ
\(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ = ……. năm
1 năm 3 tháng = ……. tháng
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về giây, thế kỉ:
1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây.
1 thế kỉ = 100 năm; 1 năm = 12 tháng.
Lời giải chi tiết:
a) 5 giờ = 300 phút
3 phút = 180 giây
\(\dfrac{1}{2}\) giờ = 30 phút
\(\dfrac{1}{{10}}\) phút = 6 giây
b) 360 giây = 6 phút
9 giờ 25 phút = 565 phút
6 giờ = 21 600 giây
3 phút 20 giây = 200 giây
c) 10 thế kỉ = 1000 năm
5000 năm = 50 thế kỉ
\(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ = 25 năm
1 năm 3 tháng = 15 tháng
Vui học
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Bảng dưới đây cho biết thời gian làm bài tập trên máy tính của các bạn Lan, Mai, Chi, Toàn:
Tên |
Bắt đầu |
Kết thúc |
Lan |
9 : 30 |
10 : 10 |
Mai |
9 : 50 |
10 : 40 |
Chi |
10 : 00 |
10 : 30 |
Toàn |
10 : 40 |
11 : 10 |
a) Thời gian làm bài của Lan là …… phút.
b) Thời gian làm bài của Toàn là …… phút.
c) Người làm bài lâu nhất là …
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng đã cho tìm thời gian làm bài của từng bạn, bạn nào có thời gian làm bài nhiều nhất thì bạn đó làm bài lâu nhất.
Lời giải chi tiết:
a) Thời gian làm bài của Lan là 40 phút.
b) Thời gian làm bài của Toàn là 30 phút.
c) Thời gian làm bài của Mai là 50 phút; thời gian làm bài của Chi là 30 phút.
Ta có: 30 phút < 40 phút < 50 phút.
Vậy người làm bài lâu nhất là: Mai.
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Cùng em học toán lớp 4 tập 2
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Tuần 19: Ki-lô-mét vuông. Hình bình hành. Diện tích hình bình hành (trang 5)
- 👉 Tuần 20: Phân số. Phân số và phép chia số tự nhiên. Phân số bằng nhau (trang 8)
- 👉 Tuần 21: Rút gọn phân số. Quy đồng mẫu số các phân số (trang 11)
- 👉 Tuần 22: So sánh hai phân số cùng mẫu số. So sánh hai phân số khác mẫu số. Luyện tập chung (trang 15)
- 👉 Giải tuần 23: Luyện tập chung. Phép cộng phân số
- 👉 Giải Tuần 24: Phép trừ phân số. Luyện tập chung (trang 21)
- 👉 Giải tuần 25: Phép nhân phân số. Tìm phân số của một số. Phép chia phân số (trang 24)
- 👉 Giải tuần 26: Luyện tập chung (trang 27)
- 👉 Kiểm tra giữa học kì II trang 30
- 👉 Giải tuần 27: Luyện tập chung. Hình thoi. Diện tích hình thoi trang 33
- 👉 Giải tuần 28: Giới thiệu tỉ số. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Luyện tập chung trang 36
- 👉 Giải tuần 29: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Luyện tập chung trang 40
- 👉 Tuần 30: Luyện tập chung. Tỉ lệ bản đồ. Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. Thực hành trang 44
- 👉 Tuần 31: Thực hành (tiếp theo). Ôn tập về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên (trang 47)
- 👉 Tuần 32: Ôn tập về phép tính với số tự nhiên (tiếp theo). Ôn tập về biểu đồ. Ôn tập về phân số và các phép tính với phân số trang 50
Xem thêm lời giải Cùng em học toán lớp 4
Để học tốt Cùng em học toán lớp 4, loạt bài giải bài tập Cùng em học toán lớp 4 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 4.
Lớp 4 | Các môn học Lớp 4 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 4 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 4 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 4
- Bài tập phát triển năng lực Toán lớp 4
- Bài tập cuối tuần Toán 4
- Cùng em học toán lớp 4
- Vở bài tập Toán 4
- Cùng em học Toán 4
- VNEN Toán lớp 4
- SGK Toán lớp 4
Tiếng Việt
- Trắc nghiệm Tiếng Việt 4
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 4
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4
- Cùng em học Tiếng Việt 4
- VNEN Tiếng Việt lớp 4
- SGK Tiếng Việt 4
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Đạo Đức
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 4
- SBT Tiếng Anh lớp 4
- SBT Tiếng Anh lớp 4 mới
- Family & Friends Special Grade 4
- SGK Tiếng Anh lớp 4 Mới