Bài 1.2 phần bài tập bổ sung trang 156 SBT toán 8 tập 1

Giải bài 1.2 phần bài tập bổ sung trang 156 sách bài tập toán 8. a. Cho tam giác đều ABC. Gọi M,N,P tương ứng là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh MNP là tam giác đều.

Bài làm:

LG a

Cho tam giác đều \(ABC.\) Gọi \(M,N,P\) tương ứng là trung điểm của các cạnh \(BC, CA, AB.\) Chứng minh \(MNP\) là tam giác đều.

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất đường trung bình của tam giác

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(M\) là trung điểm của \(BC\)

\(N\) là trung điểm của \(AC\)

nên \(MN\) là đường trung bình của \(∆ ABC\)

\(⇒ MN = \dfrac{1}{2} AB\)

Lại có: \(P\) là trung điểm của \(AB\) nên \(MP\) là đường trung bình của \(∆ ABC\)

 \(⇒ MP = \dfrac{1}{2} AC\)

\(NP\) là đường trung bình của \(∆ ABC\)

\(⇒ NP = \dfrac{1}{2} BC\)

Mà \(AB = BC = AC\) (gt) nên \(MN = MP = NP.\) Vậy \(∆ MNP\) đều


LG b

Cho hình vuông \(ABCD.\) Gọi \(M, N, P, Q\) tương ứng là trung điểm của các cạnh \(BC, CD, DA, AB.\) Chứng minh \(MNPQ\) là hình vuông (tứ giác đều)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất hai tam giác bằng nhau

Lời giải chi tiết:

Do ABCD là hình vuông có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của BC, CD, DA, AB nên: \(AQ = QB = BM = MC\)\(= CN = ND = DP = PA\)

Xét \(∆ APQ\) và \(∆ BQM:\)

\(AQ = BQ\) (chứng minh trên)

\(\widehat A = \widehat B = {90^0}\)

\(AP = BM\) (chứng minh trên)

Do đó: \(∆ APQ = ∆ BQM (c.g.c)\) \(⇒ PQ = QM \,(1)\)

Xét \(∆ BQM\) và \(∆ CMN:\)

\(BM = CM\) (chứng minh trên)

\(\widehat B = \widehat C = {90^0}\)

\(BQ = CN \) (chứng minh trên)

Do đó: \(∆ BQM = ∆ CMN (c.g.c)\) \(⇒ QM = MN \,(2)\)

Xét \(∆ CMN\) và \(∆ DNP:\)

\(CN = DN\) (chứng minh trên)

\(\widehat C = \widehat D = {90^0}\)

\(CM = DP\) (chứng minh trên)

Do đó: \(∆ CMN = ∆ DNP (c.g.c)\) \( ⇒ MN = NP \,(3)\)

Từ \((1), (2)\) và \((3)\) suy ra: \(MN = NP = PQ = QM\) nên tứ giác \(MNPQ\) là hình thoi

Vì \(AP = AQ\) nên \(∆ APQ\) vuông cân tại \(A\)

\(BQ = BM\) nên \(∆ BMQ\) vuông cân tại \(B\)

\( \Rightarrow \widehat {AQP} = \widehat {BQM} = {45^0}\)

\(\widehat {AQP} + \widehat {PQM} + \widehat {BQM} = {180^0}\) (kề bù)

\( \Rightarrow \widehat {PQM} = {180^0} - \left( {\widehat {AQP} + \widehat {BQM}} \right)\)

\(= {180^0} - \left( {{{45}^0} + {{45}^0}} \right) = {90^0}\)

Vậy tứ giác \(MNPQ\) là hình vuông.


LG c

Cho ngũ giác đều \(ABCDE. \) Gọi \(M, N, P, Q, R\) tương ứng là trung điểm của các cạnh \(BC, CD, DE, EA, AB.\) Chứng minh \(MNPQR\) là ngũ giác đều.

Phương pháp giải:

Để chứng minh \(MNPQR\) là ngũ giác đều ta cần chứng minh hai điều: hình đó có tất cả các cạnh bằng nhau và có tất cả các góc bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Vì ABCDE là ngũ giác đều nên \(AB=BC=CD\)\(=DE=EA\)

Xét \(∆ ABC\) và \(∆ BCD:\)

\(AB = BC \)(gt)

\(\widehat B = \widehat C\) (gt)

\(BC = CD\) (gt)

Do đó: \(∆ ABC = ∆ BCD (c.g.c)\)

\(⇒ AC = BD\, (1)\)

Xét \(∆ BCD\) và \(∆ CDE:\)

\(BC = CD\) (gt)

\(\widehat C = \widehat D\) (gt)

\(CD = DE\) (gt)

Do đó: \(∆ BCD = ∆ CDE (c.g.c)\) \(⇒ BD = CE \,(2)\)

Xét \(∆ CDE\) và \(∆ DEA:\)

\(CD = DE\) (gt)

\(\widehat D = \widehat E\) (gt)

\(DE = EA\) (gt)

Do đó: \(∆ CDE = ∆ DEA (c.g.c)\) \( ⇒ CE = DA\, (3)\)

Xét \(∆ DEA\) và \(∆ EAB:\)

\(DE = EA\) (gt)

\(\widehat E = \widehat A\) (gt)

\(EA = AB\) (gt)

Do đó: \(∆ DEA = ∆ EAB (c.g.c) \) \(⇒ DA = EB \,(4)\)

Từ \((1), (2), (3), (4)\) suy ra: \(AC = BD = CE = DA = EB\)

Trong \(∆ ABC\) ta có \(RM\) là đường trung bình

\(⇒ RM = \dfrac{1}{2} AC\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

Mặt khác, ta có: Trong \(∆ BCD\) ta có \(MN\) là đường trung bình

\(⇒ MN = \dfrac{1}{2} BD\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

Trong \(∆ CDE\) ta có \(NP\) là đường trung bình

\(⇒ NP = \dfrac{1}{2} CE\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

Trong \(∆ DEA\) ta có \(PQ\) là đường trung bình

\(⇒ PQ = \dfrac{1}{2} DA\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

Trong \(∆ EAB\) ta có \(QR\) là đường trung bình

\(⇒ QR = \dfrac{1}{2} EB\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

Suy ra: \(MN = NP = PQ = QR = RM\)

Ta có: \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = \widehat D = \widehat E\) \( = \dfrac{{(5 - 2){{.180}^0}}}{5}\) \(={108^0}\)

\(∆ DPN\) cân tại \(D\)

\( \Rightarrow \widehat {DPN} = \widehat {DNP}\) \(=\dfrac{{{{108}^0} - \widehat D}}{2}\)  \(=\dfrac{{{{180}^0} - {{108}^{^0}}}}{2}\) \(= {36^0}\)

\(∆ CNM\) cân tại \(C\)

\( \Rightarrow \widehat {CNM} = \widehat {CMN}\) \(=\dfrac{{{{108}^0} - \widehat C}}{2}\) 

\(=\dfrac{{{{180}^0} - {{108}^{^0}}}}{2}\) \(= {36^0}\)

\(\widehat {ADN} + \widehat {PNM} + \widehat {CNM} = {180^0}\)

\( \Rightarrow \widehat {PNM} \\= {180^0} - \left( {\widehat {ADN} + \widehat {CNM}} \right)\)

\(= {180^0} - \left( {{{36}^0} + {{36}^0}} \right) = {108^0}\)

\(∆ BMR\) cân tại \(B\)

\( \Rightarrow \widehat {BMR} = \widehat {BRM} = \dfrac{{{{180}^0} - \widehat B}}{2}\\ = \dfrac{{{{180}^0} - {{108}^0}}}{2} = {36^0}\)

\(\begin{array}{l}\widehat {CNM} + \widehat {NMR} + \widehat {BMR} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {NMR}\\ = {180^0} - (\widehat {CMN} + \widehat {BMR})\ \\= {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)

\(∆ ARQ\) cân tại \(A\)

\(\begin{array}{l}\widehat {{\rm{AR}}Q} = \widehat {AQR} = \dfrac{{{{180}^0} - \widehat A}}{2} \\= \dfrac{{{{180}^0} - {{108}^0}}}{2} = {36^0}\\\widehat {BRM} + \widehat {MRQ} + \widehat {{\rm{AR}}Q} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {MRQ} = {180^0} - (\widehat {BRM}  + \widehat {{\rm{AR}}Q})\\ = {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)

\(∆ QEP\) cân tại \(E\)

\(\begin{array}{l}\widehat {{\rm{EQ}}P} = \widehat {EPQ} = \dfrac{{{{180}^0} - \widehat E}}{2} \\= \dfrac{{{{180}^0} - {{108}^0}}}{2} = {36^0}\\\widehat {AQR} + \widehat {RQB} + \widehat {{\rm{EQ}}P} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {RQP} = {180^0} - (\widehat {AQR} +  + \widehat {{\rm{EQ}}P})\\ = {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}\widehat {EPQ} + \widehat {QPN} + \widehat {DPN} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {QPN} = {180^0} - (\widehat {EPQ} + \widehat {DPN})\\ = {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)

Suy ra : \(\widehat {PNM} = \widehat {NMR} = \widehat {MRQ} \) \( =\widehat {RQP} = \widehat {QPN}\)

Vậy \(MNPQR\) là ngũ giác đều.

Xemloigiai.com

 

Xem thêm lời giải SBT Toán lớp 8

Giải sách bài tập đại số, hình học lớp 8 tập 1, tập 2. Giải tất cả các chương và các trang trong sách bài tập đại số và hình học với lời giải chi tiết, phương pháp giải ngắn nhất

PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 8 TẬP 1

PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 8 TẬP 1

PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 8 TẬP 2

PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 8 TẬP 2

CHƯƠNG 1: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC

CHƯƠNG 2: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 1: TỨ GIÁC

CHƯƠNG 2: ĐA GIÁC - DIỆN TÍCH ĐA GIÁC

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

CHƯƠNG 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

CHƯƠNG 3: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

CHƯƠNG 4: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU

ÔN TẬP CUỐI NĂM

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.