Bài 79 trang 135 Sách bài tập Hình học lớp 12 Nâng cao

Cho hình chóp S.ABCD

Bài làm:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SA=2a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SA, SD.

LG a

Tính khoảng cách từ đỉnh A tới mặt phẳng (BCM) và khoảng cách giữa hai đường thẳng SB, CN.

Lời giải chi tiết:

 Chọn hệ trục Oxyz sao cho gốc O là điểm A, tia Ox chứa AB, tia Oy chứa AD và tia Oz chứa SA (h. 104).

Khi đó

\(\eqalign{  & A = \left( {0;0;0} \right),B = \left( {a;0;0} \right),  \cr  & C = \left( {a;a;0} \right),D = \left( {0;a;0} \right),  \cr  & S = \left( {0;0;2a} \right),M\left( {0;0;a} \right),  \cr  & N = \left( {0;{a \over 2};a} \right). \cr} \)

\(\overrightarrow {BC}  = \left( {0;a;0} \right),\)

\(\overrightarrow {BM}  = \left( { - a;0;a} \right)\)

\( \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow {BM} } \right] = \left( {\left| {\matrix{   a & 0  \cr   0 & a  \cr  } } \right|;\left| {\matrix{   0 & 0  \cr   a & { - a}  \cr  } } \right|;\left| {\matrix{   0 & a  \cr   { - a} & 0  \cr  } } \right|} \right)\)

                             \(= \left( {{a^2};0;{a^2}} \right).\)

Do đó, mặt phẳng (BCM) có vectơ pháp tuyến là (1; 0; 1), suy ra phương trình mặt phẳng (BCM) là:

\(1\left( {x - a} \right) + 1\left( {z - 0} \right) = 0 \Leftrightarrow x + z -a= 0.\)

Vậy khoảng cách từ A đến mp(BCM)

        \(d\left( {A,\left( {BCM} \right)} \right) = {{\left| { - a} \right|} \over {\sqrt {{1^2} + {1^2}} }} = {a \over {\sqrt 2 }}.\)

Ta lại có: \(\overrightarrow {BS}  = \left( { - a;0;2a} \right),\overrightarrow {CN}  = \left( { - a; - {a \over 2};a} \right),\)

\(\overrightarrow {SC}  = \left( {a;a; - 2a} \right).\)

Suy ra

\(\left[ {\overrightarrow {BS} ,\overrightarrow {CN} } \right] \)

\(= \left( {\left| {\matrix{   0 & {2a}  \cr   { - {a \over 2}} & a  \cr  } } \right|;\left| {\matrix{   {2a} & { - a}  \cr   a & { - a}  \cr  } } \right|;\left| {\matrix{   { - a} & 0  \cr   { - a} & { - {a \over 2}}  \cr  } } \right|} \right) \)

\(= \left( {{a^2}; - {a^2};{{{a^2}} \over 2}} \right)\)

\( \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {BS} ,\overrightarrow {CN} } \right].\overrightarrow {SC}  = {a^3} - {a^3} - {a^3} =  - {a^3}.\)

Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và CN là

\(d\left( {SB,CN} \right) = {{\left| {\left[ {\overrightarrow {BS} ,\overrightarrow {CN} } \right].\overrightarrow {CN} } \right|} \over {\left| {\left[ {\overrightarrow {BS} ,\overrightarrow {CN} } \right]} \right|}} \)

                       \(= {{\left| { - {a^3}} \right|} \over {\sqrt {{a^4} + {a^4} + {{{a^4}} \over 4}} }} = {{{a^3}} \over {{{3{a^2}} \over 2}}} = {{2a} \over 3}.\)


LG b

Tính cosin của góc giữa hai mặt phẳng (SCD) và (SBC).

Lời giải chi tiết:

Vì \(\left[ {\overrightarrow {SC} ,\overrightarrow {SD} } \right] = \left( {0;2{a^2};{a^2}} \right)\) nên mp(SCD) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  = \left( {0;2;1} \right).\)

Vì \(\left[ {\overrightarrow {SB} ,\overrightarrow {SC} } \right] = \left( {2{a^2};0;{a^2}} \right)\) nên mp(SBC) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {n'}  = \left( {2;0;1} \right).\)

Gọi \(\varphi \) là góc giữa hai mặt phẳng (SCD) và (SBC), ta có

        \(\cos \varphi  = {{\left| {\overrightarrow n .\overrightarrow {n'} } \right|} \over {\left| {\overrightarrow n } \right|\left| {\overrightarrow {n'} } \right|}} = {{\left| { - 1} \right|} \over {\sqrt 5 .\sqrt 5 }} = {1 \over 5}.\)


LG c

Tính tỉ số thể tích giữa hai phần của hình chóp S.ABCD chia bởi mặt phẳng (BCM).

Lời giải chi tiết:

\({V_{S.ABCD}} = {1 \over 3}{a^2}.2a = {2 \over 3}{a^3}.\)

Vì M là trung điểm của SA suy ra \(d\left( {S,\left( {BCM} \right)} \right) = d\left( {A,\left( {BCM} \right)} \right) = {a \over {\sqrt 2 }}.\)

Hình chóp S.ABCD bị mp(BCM) chia làm 2 phần, trong đó có một phần là hình chóp S.BCNM. Hình chóp này có đường cao bằng \(d\left( {S,\left( {BCM} \right)} \right) = {a \over {\sqrt 2 }}\) và đáy là hình thang BCNM có diện tích bằng \({1 \over 2}\left( {a + {a \over 2}} \right)a\sqrt 2  = {{3\sqrt 2 {a^2}} \over 4}.\)

Suy ra: \({V_{S.BCNM}} = {1 \over 3}.{{3\sqrt 2 {a^2}} \over 4}.{a \over {\sqrt 2 }} = {{{a^3}} \over 4}.\)

Vậy tỉ số thể tích giữa hai phần của hình chóp S.ABCD chia bởi mp(BCM) là: \({{{{{a^3}} \over 4}} \over {{{2{a^3}} \over 3} - {{{a^3}} \over 4}}} = {3 \over 5}.\)

Xemloigiai.com

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong bài: Bài 3. Phương trình đường thẳng - SBT Toán 12 Nâng cao

Bài tập & Lời giải:

Xem thêm lời giải SBT Toán lớp 12 Nâng cao

Giải sách bài tập toán hình học và giải tích lớp 12. Giải chi tiết tất cả câu hỏi trong các chương và bài chi tiết trong SBT hình học và đại số toán 12 nâng cao với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

GIẢI TÍCH SBT 12 NÂNG CAO

HÌNH HỌC SBT 12 NÂNG CAO

CHƯƠNG 1: ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ

CHƯƠNG II: HÀM SỐ LŨY THỪA, HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

CHƯƠNG III: NGUYÊN HÀM, PHÂN TÍCH VÀ ỨNG DỤNG

CHƯƠNG IV: SỐ PHỨC

CHƯƠNG 1: KHỐI ĐA DIỆN VÀ THỂ TÍCH CỦA CHÚNG

CHƯƠNG 2: MẶT CẦU, MẶT TRỤ, MẶT NÓN

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.