Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10
Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Phương thức lây truyền nào dưới đây không cùng nhóm với những phương thức lây truyền còn lại?
A. Truyền qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi
B. Truyền qua đường tiêu hóa
C. Truyền qua vết thương hở
D. Truyền từ mẹ sang con
Câu 2: Trong cơ thể người, thành phần nào dưới đây không phải là một bộ phận của miễn dịch không đặc hiệu?
A. Kháng thể do tế bào limphô B tiết ra
B. Dịch axit của dạ dày
C. Hệ thống nhung mao trong đường hô hấp
D. Đại thực bào và bạch cầu trung tính
Câu 3: Miễn dịch đặc hiệu được chia làm 2 loại, đó là?
A. miễn dịch thể dịch và miễn dịch tập nhiễm.
B. miễn dịch tập nhiễm và miễn dịch tế bào.
C. miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch thể dịch.
D. miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
Câu 4: Bệnh nào dưới đây có thể phòng ngừa nếu chúng ta ăn uống đảm bảo vệ sinh?
A. Viêm phổi B. Quai bị
C. Đậu mùa D. Viêm gan C
Câu 5: Trong nhóm bệnh do virut gây ra, loại miễn dịch nào đóng vai trò chủ lực?
A. Miễn dịch tế bào
B. Miễn dịch thể dịch
C. Miễn dịch tập nhiễm
D. Miễn dịch không đặc hiệu
Câu 40: Miễn dịch tế bào có sự tham gia của loại tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào T độc
B. Tế bào limphô B
C. Hồng cầu
D. Bạch cầu trung tính
II. Tự luận.
Câu 1. Nêu ảnh hưởng của các yếu tố lí học đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ?
Lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
D |
A |
D |
B |
A |
A |
II. Tự luận
Câu 1. Các yếu tố lí học
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể, tăng cường hoặc kìm hãm sự sinh sản của vi sinh vật. Nhiệt độ cao thường làm biến tính các loại prôtêin, axit nuclêic.
- Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta phân chia vi sinh vật làm 4 nhóm : vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
b. Độ ẩm
- “Ở đâu có nước là ở đó có sự sống”, do đó, độ ẩm là một trong những yếu tố tiên quyết phạm vi phân bố của các loài vi sinh vật.
- Nhìn chung, vi khuẩn là nhóm sinh vật đòi hỏi độ ẩm cao hơn so với nấm men và nấm sợi. Chính vì vậy người ta có thể ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật thông qua việc điều chỉnh độ ẩm của môi trường mà chúng đang sinh sống.
c. pH
- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP,…
- Dựa vào mức độ thích nghi với pH của môi trường, người ta phân chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính : vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm và vi sinh vật ưa pH trung tính.
d. Ánh sáng
- Ánh sáng là nhu cầu thiết yếu của những sinh vật quang tự dưỡng, quang dị dưỡng. Ngoài ra, ánh sáng còn tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng,…
- Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ : tia Rơn ghen có thể làm ion hoá các prôtêin và axit nuclêic của vi sinh vật khiến chúng bị đột biến hoặc bị huỷ hoại.
e. Áp suất thẩm thấu
- Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu có thể gây phản ứng co nguyên sinh, ức chế sự phân chia của vi sinh vật hoặc làm phá vỡ tế bào do tác động của hiện tượng trương nước. Dựa vào cơ chế này, người ta đã ứng dụng vào thực tiễn để kìm hãm hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ điển hình là việc ngâm rau quả vào nước muối để loại bỏ, giảm thiểu lượng vi sinh vật còn sót lại trên bề mặt của chúng.
Câu 2.
* Sinh vật nhân sơ
Phân đôi
- Phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn.
- Quá trình phân đôi ở vi khuẩn xảy ra hiện tượng gấp nếp màng sinh chất tạo ra mêzôxôm – cấu trúc có vai trò làm điểm tựa cho vòng ADN nhân đôi đồng thời góp phần hình thành nên vách ngăn phân chia tế bào mẹ thành hai tế bào con
Nảy chồi và tạo thành bào tử
- Nảy chồi: vi khuẩn quang dưỡng màu tía,…
- Tạo thành bào tử: vi khuẩn dinh dưỡng mêtan (hình thành bào tử ở bên ngoài tế bào sinh dưỡng), xạ khuẩn (hình thành bào tử đốt),…
- Ngoài ra, khi gặp điều kiện bất lợi thì tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (có vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat). Đây không phải là một hình thức sinh sản mà chỉ là dạng tiềm sinh của tế bào.
*Sinh vật nhân thực
Sinh sản bằng bào tử
- Sinh sản bằng bào tử vô tính: nấm Mucor (bào tử kín), nấm Penicillium (bào tử trần), nấm sợi (bào tử áo), …
- Sinh sản bằng bào tử hữu tính: nấm rơm (bào tử đảm), nấm sợi (bào tử tiếp hợp),…
Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi
- Sinh sản bằng nảy chồi: nấm men rượu,…
- Sinh sản bằng phân đôi: nấm men rượu rum, tảo lục, tảo mắt, trùng giày…
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10
Xem thêm lời giải Vở bài tập Sinh học 8
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
- 👉 Bài 2. Cấu tạo cơ thể người
- 👉 Bài 3. Tế bào
- 👉 Bài 4. Mô
- 👉 Bài 5. Thực hành Quan sát tế bào và mô
- 👉 Bài 6. Phản xạ
CHƯƠNG 2. VẬN ĐỘNG
- 👉 Bài 7. Bộ xương
- 👉 Bài 8. Cấu tạo và tính chất của xương
- 👉 Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ
- 👉 Bài 10. Hoạt động của cơ
- 👉 Bài 11. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động
- 👉 Bài 12. Thực hành Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
CHƯƠNG 3. TUẦN HOÀN
- 👉 Bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể
- 👉 Bài 14. Bạch cầu - Miễn dịch
- 👉 Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu
- 👉 Bài 16. Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyêt
- 👉 Bài 17. Tim và mạch máu
- 👉 Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch
- 👉 Bài 19. Thực hành Sơ cứu cầm máu
CHƯƠNG 4. HÔ HẤP
- 👉 Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp
- 👉 Bài 21. Hoạt động hô hấp
- 👉 Bài 22. Vệ sinh hô hấp
- 👉 Bài 23. Thực hành Hô hấp nhân tạo
CHƯƠNG 5. TIÊU HÓA
- 👉 Bài 24. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
- 👉 Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng
- 👉 Bài 26. Thực hành Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt
- 👉 Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày
- 👉 Bài 28. Tiêu hóa ở ruột non
- 👉 Bài 29. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
- 👉 Bài 30. Vệ sinh tiêu hóa
CHƯƠNG 6. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
- 👉 Bài 31. Trao đổi chất
- 👉 Bài 32. Chuyển hóa
- 👉 Bài 33. Thân nhiệt
- 👉 Bài 34. Vitamin và muối khoáng
- 👉 Bài 35. Ôn tập học kì 1
- 👉 Bài 36. Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần
- 👉 Bài 37. Thực hành Phân tích một khẩu phần cho trước
CHƯƠNG 7. BÀI TIẾT
- 👉 Bài 38. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
- 👉 Bài 39. Bài tiết nước tiểu
- 👉 Bài 40. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
CHƯƠNG 8. DA
CHƯƠNG 9. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
- 👉 Bài 43. Giới thiệu chung về hệ thần kinh
- 👉 Bài 44. Thực hành Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống
- 👉 Bài 45. Dây thần kinh tủy
- 👉 Bài 46. Trụ não, tiểu não, não trung gian
- 👉 Bài 47. Đại não
- 👉 Bài 48. Hệ thần kinh sinh dưỡng
- 👉 Bài 49. Cơ quan phân tích thị giác
- 👉 Bài 50. Vệ sinh mắt
- 👉 Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác
- 👉 Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- 👉 Bài 53. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người
- 👉 Bài 54. Vệ sinh hệ thần kinh
CHƯƠNG 10. NỘI TIẾT
- 👉 Bài 55. Giới thiệu chúng hệ nội tiết
- 👉 Bài 56. Tuyến yên, tuyến giáp
- 👉 Bài 57. Tuyến tụy và tuyến trên thận
- 👉 Bài 58. Tuyến sinh dục
- 👉 Bài 59. Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
CHƯƠNG 11. SINH SẢN
- 👉 Bài 60. Cơ quan sinh dục nam
- 👉 Bài 61. Cơ quan sinh dục nữ
- 👉 Bài 62. Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
- 👉 Bài 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- 👉 Bài 64. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh tình dục)
- 👉 Bài 65. Đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người
- 👉 Bài 66. Ôn tập - Tổng kết
PHẦN BA. SINH HỌC VI SINH VẬT
- 👉 CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
- 👉 CHƯƠNG II. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
- 👉 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 10
- 👉 CHƯƠNG III. VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương I - Phần 3 - Sinh học 10
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương I - Phần 3 - Sinh học 10
CHƯƠNG II. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương II - Phần 3 - Sinh học 10
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương II - Phần 3 - Sinh học 10
CHƯƠNG III. VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10
Xem Thêm
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới