Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 8 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
Đề bài
Câu 1. Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho:
A. Nhân dân lao động Anh
B. Quý tộc cũ
C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới
D. Vua nước Anh
Câu 2. Cách mạng Tư sản đầu tiên diễn ra ở đâu?
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Hà Lan
Câu 3. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?
A. Tư sản
B. Vô sản
C. Tiểu tư sản
D. Tăng lữ
Câu 4. Phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì trước sự tấn công của quân Anh (năm 1793) và sự nổi loạn của bọn phản động ở vùng Văng-đê?
A. Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.
B. Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.
C. Ổn định cuộc sống của nhân dân.
D. Lo củng cố quyền lực của mình.
Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại là do
A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí
B. Pháp chỉ cho vay lấy lãi
C. Pháp chú trọng đầu tư vào thuộc địa
D. Kinh tế Pháp chỉ tập trung vào lĩnh vực ngân hàng
Câu 6. Chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến trên thế giới ở khoảng thời gian nào?
A. Từ sau năm 1830 đến năm 1840.
B. Từ sau năm 1840 đến năm 1848.
C. Từ sau năm 1848 đến năm 1870.
D. Từ sau năm 1840 đến năm 1870.
Câu 7. Nét nổi bật nhất của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 là gì?
A. Giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.
B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ hơn về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
C. Phong trào diễn ra liên tục và mạnh mẽ.
D. Quốc tế thứ nhất ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn.
Câu 8. Trước phong trào đấu tranh quyết liệt cùa công nhân và thợ thủ công từ năm 1848 đến năm 1870, tư sản Đức đã có thái độ như thế nào?
A. quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.
B. không quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.
C. thành lập Quốc tế thứ nhất.
D. chiến thắng chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới.
Câu 9. Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?
A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.
Câu 10. Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là
A. Ủy ban tài chính.
B. Hội đồng công xã.
C. Ủy ban an ninh xã hội.
D. Hội đồng quân sự.
Câu 11. Công xã Pa – ri mang lại quyền lợi cho giai cấp nào?
A. Giai cấp tư sản
B. Quý tộc phong kiến
C. Nhân dân
D. Tât cả các ý kiến trên
Câu 12. Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại công xã Pa-ri?
A. Công xã đã xóa hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.
B. Công xã tách nhà thờ ra khỏi Nhà nước.
C. Công xã thực sự là nhà nước do dân và vì dân, đối lập với nhà nước tư bản.
D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân.
Câu 13. Nguyên nhân chính khiến cho nền công nghiệp Anh cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Đức, Pháp là:
A. Sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ của Đức, Pháp
B. Giai cấp Tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào thuộc địa
C. Anh không đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước
D. Công nghiệp Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị dần trở nên lạc hậu
Câu 14. Vì sao Lê – nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “ chủ nghĩa đế quốc thực dân” ?
A. Vì nước Anh là “ Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”
B. Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới
C. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa
D. Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới
Câu 15. Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga:
A. Vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu
B. Bị đẩy vào cuộc chiến tranh đế quốc khốc liệt
C. Là một đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
D. Cả A và B đều đúng
Câu 16. Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội vào giữa thế kỉ XIX là
A. Chính trị kinh tế học tư sản ra đời với đại biểu xuất sắc là Xmit và Ri – các – đô
B. Học thuyết của Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ănghen đề xướng
C. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với các đại biểu Phoi – ơ – bách và Hê – ghen
D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi – mông, Phu – ri – ê, Ô – oen.
Câu 17. Trình bày những phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp ở Anh.
Câu 18. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cuộc Cách mạng tư sản Anh và Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ theo mẫu sau:
Nội dung so sánh |
Cách mạng tư sản Anh |
Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ |
Hình thức cách mạng |
|
|
Kết quả cách mạng
|
|
|
Câu 19. Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ). Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?
Lời giải chi tiết
1C |
2D |
3A |
4D |
5A |
6C |
7B |
8B |
9B |
10B |
11C |
12C |
13D |
14B |
15.D |
16B |
Câu 1
Phương pháp: sgk trang 6
Cách giải:
Cách mạng Tư sản Anh đã thành công mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp Tư sản và quý tộc mới
Chọn: C
Câu 2
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI được xem là cuộc cách mạng Tư sản đầu tiên trên thế giới
Chọn: D
Câu 3
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp Tư sản
Chọn: A
Câu 4
Phương pháp: sgk trang 14.
Cách giải:
Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp cách mạng. Trong nước, bọn phản dồng lại nổi loạn ở vùng Văng – đê và cả miền Tây Bắc. Nạn đầu cơ tích trữ hoành hành. Giá cả tăng vọt. Đời sống nhân dân rất khốn khổ. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản và ổn định cuộc sống của nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.
Chọn: D
Câu 5
Phương pháp: phân tích, loại trừ
Cách giải:
B, C, D: không đúng
A: Do hậu quả của chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), Pháp thất bại phải nộp 5 tỉ quan chiến phí
-> ảnh hưởng đến kinh tế Pháp -> nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại
Chọn: A
Câu 6
Phương pháp: sgk trang 33.
Cách giải:
Từ sau năm 1848 – 1849 đến năm 1870, chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới. Đánh dấu bằng các cuộc cách mang tư sản thế kỉ XIX, trong đó có cuộc đấu tranh thống nhất Italia và cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.
Chọn: C
Câu 7
Phương pháp: nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
Những nét nổi bật của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 bao gồm:
- Sau khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân ở châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là ở Pháp, Đức.
- Ngày 28 - 9 - 1864. công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước châu Âu tham gia mít tinh có tổ chức, sau đó thành lập "Hội Liên hiệp lao động quốc tế", còn gọi là Quốc tế thứ nhất. Mác là đại biểu của công nhân Đức đã trở thành "linh hồn" của Quốc tế thứ nhất.
- Từ khi thành lập đến năm 1870. Quốc tế thứ nhất thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, qua đó thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển tích cực, tự giác.
=> Giai cấp công nhân từ đây đã trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức được rõ hơn về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế của công nhân. Đây chính là nét nổi bật nhất của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870.
Chọn: B
Câu 8
Phương pháp: sgk trang 33.
Cách giải:
Trừ năm 1848 – 1849 đến năm 1870, công nhân và thợ thủ công Đức cũng nổi dậy đấu tranh. Sợ hãi trước phong trào quần chúng, tư sản Đức không quyết liệt đấu tranh chống phong kiến. Tuy vậy, phong trào cách mạng vẫn tiếp tục phát triển.
Chọn: B
Câu 9
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vị quyền lợi của nhân dân.
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã, vừa ban bố pháp luật vừa lập các ủy ban thi hành luật pháp; giải tán quân đội và bộ máy chế độ cũ thành lập lực lượng vũ trang và an ninh của nhân dân.
- Các chính sách phục vụ quyền lợi của nhân dân:
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, nhà trường không dạy kinh thánh.
+ Giao cho công nhân quản lí các xí nghiệp của bọn chủ bỏ chốn.
+ Quy định tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.
+ Hoàn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.
+ Qui định giá bán bánh mì.
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
Chọn: B
Câu 10
Phương pháp: sgk trang 36.
Cách giải:
Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.
Chọn: B
Câu 11
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Công xã Pari tuy chỉ tồn tại được 72 ngày nhưng đã có ý nghĩa thực sự lớn lao, công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới đã mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động: công xã đã giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân ; ban bố và thi hành sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân
Chọn: C
Câu 12
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Công xã Pa-ri thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân bởi đã thực hiện những chính sách tiến bộ đảm bảo lợi ích cho nhân dân. Điều này trái với nhà nước của tư bản. Vì thế, giai cấp tư sản mới điên cuồng chống lại công xã Pa-ri để bảo vệ và đòi lại quyền lợi của mình.
Chọn: C
Câu 13
Phương pháp: sgk trang 39
Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần trở nên lạc hậu
Chọn: D
Câu 14
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh. Đến năm 1914, khi thế giới đã bị các nước đế quốc chia xong, thuộc địa Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp
-> Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa với hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới
-> Chủ nghĩa đế quốc thực dân
Chọn: B
Câu 15
Phương pháp: sgk trang 75
Cách giải:
Sau khi cuộc cách mạng DCTS 1905 – 1907 thất bại nước Nga vẫn là 1 đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Nicolai II. Năm 1914 Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước
Chọn: D
Câu 16
Phương pháp: sgk trang 53
Cách giải:
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết của chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ănghen đề xướng
Chọn: B
II. TỰ LUẬN
Câu 17
Phương pháp: sgk trang 18 – 20.
Cách giải:
Những phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp ở Anh:
- Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt.
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, làm tăng năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo thành công máy dệt đầu tiên ở Anh chạy bằng sức nước, nâng cao năng suất lao động tới 40 lần so với dệt vải bằng tay, nhưng có hạn chế là phải xây dựng nhà máy gần những khúc sông chảy xiết, về mùa đông nước đóng băng nên nhà máy không hoạt động được.
- Đặc biệt năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục được tất cả những nhược điểm của các máy móc trước đây, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác ra đời và phát triển như ngành dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải có tàu thuỷ, tàu hoả sử dụng đầu máy chạy bằng hơi nước.
Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hoá. Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, được coi là "công xưởng" của thế giới.
Câu 18
Phương pháp: Dựa vào những nội dung chính về cách mạng tư sản Anh và cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ để so sánh.
Cách giải:
Nội dung so sánh |
Cách mạng tư sản Anh |
Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ |
Hình thức cách mạng |
Là một cuộc nội chiến |
Là một cuộc chiến tranh giành độc lập |
Kết quả cách mạng
|
Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến |
Thiết lập chế độ cộng hòa |
Câu 19
Phương pháp: Đánh giá, liên hệ.
Cách giải:
* Anh, Pháp có nhiều thuộc địa nhất nhưng kinh tế kém phát triển so với MT, Đức, Mĩ, Đức vươn lên nhanh chóng về tốc độ phát triển kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa hơn Anh. Pháp. Vì vậy mâu thuẫn giữa 2 khối đế quốc "già" và "trẻ" là vấn đề thuộc địa.
* Mâu thuẫn đó là làm cho các nước đế quốc thi hành chính sách ngoại giao hiếu chiến, xâm lược, tích cực chạy đua vũ trang, tuyên truyền tư tưởng; bạo lực, chuẩn bị chiến tranh thế giới chia lại thị trường.
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Đề kiểm tra học kì 1 sử 8 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra học kì 1 sử 8 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra học kì 1 sử 8 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra học kì 1 sử 8 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra học kì 1 sử 8 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra học kì 1 sử 8 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 8- Đề số 8 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 8- Đề số 9 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 8- Đề số 10 có lời giải chi tiết
Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 8
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
- 👉 Chương I. THỜI XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
- 👉 Chương II. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
- 👉 Chương III. CHÂU Á THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX
- 👉 Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
- 👉 Đề kiểm tra giữa kì 1
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
- 👉 Chương I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ
- 👉 Chương II. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
- 👉 Chương III. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
- 👉 Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
- 👉 Chương V. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
- 👉 Đề kiểm tra giữa kì 2
- 👉 Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 8
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
- 👉 Chương I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XĨ
- 👉 Chương II. XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải
Chương I. THỜI XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
- 👉 Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- 👉 Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- 👉 Bài 3. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- 👉 Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Chương II. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
- 👉 Bài 5. Công xã Pa- ri 1871
- 👉 Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX
- 👉 Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- 👉 Bài 8. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
Chương III. CHÂU Á THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX
- 👉 Bài 9. Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
- 👉 Bài 10. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX
- 👉 Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- 👉 Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
- 👉 Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
- 👉 Bài 14. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
Chương I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ
- 👉 Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
- 👉 Bài 16. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
Chương II. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
- 👉 Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- 👉 Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Chương III. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
- 👉 Bài 19. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- 👉 Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)
Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
Chương V. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
- 👉 Bài 22. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
- 👉 Bài 23. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm1945)
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 lịch sử 8 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 8 có lời giải chi tiết
Chương I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XĨ
- 👉 Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
- 👉 Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
- 👉 Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
- 👉 Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- 👉 Bài 28. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 8 có lời giải chi tiết
Chương II. XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
- 👉 Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- 👉 Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- 👉 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 3 lịch sử 8 có lời giải chi tiết
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút phần 3 lịch sử 8 có lời giải chi tiết
Xem Thêm
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới