Đề kiểm tra học kì 1 sử 8 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra học kì 1 sử 8 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga:

A. Vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu

B. Bị đẩy vào cuộc chiến tranh đế quốc khốc liệt

C. Là một đế quốc quân phiệt và hiếu chiến

D. Cả A và B đều đúng

Câu 2. Chính quyền được thành lập sau cách mạng tháng Hai (1917) ở nước Nga là:

A. Chính quyền tư sản

B. Chính quyền phong kiến

C. Chính phủ tư sản và chính quyền Xô viết song song tồn tại

D. Nền chuyên chính công nông

Câu 3. Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) là tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới được thành lập vào:

A. Tháng 3/1919          B. Tháng 5/1919

C. Tháng 7/1920          D. Tháng 7/1922

Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ có sự phát triển phồn vinh vì:

A. Nước Mĩ xa trung tâm chiến tranh, lại thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến

B. Chính phủ Mĩ dùng các biện pháp cải tiến kĩ thuật, sản xuất theo dây chuyền công nghiệp

C. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân

D. Tất cả các nguyên nhân trên

Câu 5. Để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng (1929-1933), giới cầm quyền Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp nào?

A. Thực hiện phát xít hóa bộ máy chính quyền

B. Thực hiện một số cải cách có quy mô lớn trên toàn quốc

C. Tham khảo Chính sách mới cuatr tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven

D. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng, tài chính, ngân hàng và giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân

Câu 6. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát

B. Thái tử Đức bị ám sát

C. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở các nước

D. Thái tử Nga bị ám sát

Câu 7. Chọn đáp án Đúng hoặc Sai trong các nhận định sau (1,5 điểm):

1. Trận động đất lớn ở Tôkiô (tháng 9/1923) làm cho đất nước Nhật gần như bị sup sụp hoàn toàn

2. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vich tiếp tục làm cuộc cách mạng tháng Mười là nhằm chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại

3. Cao trào cách mạng 1918-1923 đã dẫn đến nhiều Đảng Cộng sản được thành lập ở châu Âu

4. Cuộc khủng hoảng thừa (1929-1933) diễn ra ở các nước tư bản là do tình trạng sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924-1929 khiến hàng hóa ế thừa.

5. Khối quân sự Liên minh ra đời năm 1882 bao gồm các nước Anh-Pháp-Nga

6. Khối Anh-Pháp-Mĩ muốn khối phát xít tấn công Liên Xô nên đã thực hiện chính sách thỏa hiệp, dung dưỡng với Đức.

A. 1-S, 2-Đ, 3-S, 4-S, 5-Đ, 6-S

B. 1-S, 2-Đ, 3-Đ, 4-Đ, 5-S, 6-S

C. 1-Đ, 2-S, 3-Đ, 4-S, 5-Đ, 6-S

D. 1-Đ, 2-Đ, 3-S, 4-S, 5-Đ, 6-Đ

Câu 8. Em hãy điền các từ hoặc cụm từ sau đây vào chỗ (….) cho phù hợp với nội dung của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 (1 điểm):

“Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều  (1) ... cho cuộc đấu tranh giải phóng của (2) ..., nhân dân lao động và các dân tộc (3) ..., tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào (4) ...ở nhiều nước.”

A. (1) bài học; (2) giai cấp tư sản; (3) bị áp bức; (4) giải phóng dân tộc

B. (1) hệ quả; (2) giai cấp vô sản; (3) bị lệ thuộc; (4) giải phóng dân tộc

C. (1) bài học kinh nghiệm; (2) giai cấp công nhân; (3) bị áp bức; (4) giải phóng dân tộc

D. (1) bài học kinh nghiệm; (2) giai cấp vô sản; (3)bị áp bức; (4) giải phóng dân tộc

Câu 9. Nối nhân vật lịch sử với sự kiện lịch sử cho phù hợp (1điểm).

Nhân vật lịch sử

Sự kiện lịch sử

1. Lê-nin 
2. Hit-le 
3. Ni-cô-lai II. 
4. Rudơven.

A. Hoàng đế cuối cùng của nước Nga 
B. Người biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh 
C. Người ban hành “Chính sách mới”. 
D. Lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

A. 1-D, 2-C, 3-A, 4-B

B. 1-B, 2-C, 3-A, 4-D

C. 1-D, 2-B, 3-C, 4-A

D. 1-D, 2-B, 3-A, 4-C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Vì sao nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng? Lập bảng so sánh cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười  năm 1917 ở Nga (lãnh đạo, lực lượng, nhiệm vụ, kết quả, tính chất) (3 điểm)?

Câu 2. Hai cuộc chiến tranh thế giới đã để lại cho nhân loại những hậu quả gì? Là học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm, em cần phải làm gì để bảo vệ  hòa bình thế giới trong thời đại ngày nay? (2 điểm)

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

D

C

A

D

A

A

B

C

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 75

Cách giải:

Sau khi cuộc cách mạng DCTS 1905 – 1907 thất bại nước Nga vẫn là 1 đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Nicolai II. Năm 1914 Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 77

Cách giải:

Cách  mạng DCTS tháng Hai ở Nga (1917) đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: Hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời của giai cấp TS và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 89

Cách giải:

Với những hoạt động tích cực của Lê – nin và Đảng Bôn – sê – vích Nga, ngày 2/3/1919 Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản đã khai mạc tại Mát – cơ – va

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ có sự phát triển phồn vinh vì:

- Nước Mĩ xa trung tâm chiến tranh, lại thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến

- Chính phủ Mĩ dùng các biện pháp cải tiến kĩ thuật, sản xuất theo dây chuyền công nghiệp

- Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 97, suy luận

Cách giải:

Để đưa Nhật Bản ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản thực hiện phát xít hóa bộ máy chính quyền: quân sự hóa  đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

Ngày 28/6/1914 Thái tử Áo – Hung bị ám sát . Bọn quân phiệt Đức, Áo – Hung chớp lấy cơ hội để gây chiến tranh

=> duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

1. Trận động đất lớn ở Tôkiô (tháng 9/1923) làm cho đất nước Nhật gần như bị sup sụp hoàn toàn: Sai

=> Trận động đất lớn ở Tôkiô (tháng 9/1923) làm cho thủ đô Tôkiô hầu như sụp đổ hoàn toàn

2. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vich tiếp tục làm cuộc cách mạng tháng Mười là nhằm chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Đúng

3. Cao trào cách mạng 1918-1923 đã dẫn đến nhiều Đảng Cộng sản được thành lập ở châu Âu: Đúng

4. Cuộc khủng hoảng thừa (1929-1933) diễn ra ở các nước tư bản là do tình trạng sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924-1929 khiến hàng hóa ế thừa: Đúng

5. Khối quân sự Liên minh ra đời năm 1882 bao gồm các nước Anh - Pháp – Nga: Sai

=> Khối Liên minh gồm Đức, Áo – Hung, Iatalia ra đời năm 1882

6. Khối Anh - Pháp - Mĩ muốn khối phát xít tấn công Liên Xô nên đã thực hiện chính sách thỏa hiệp, dung dưỡng với Đức: Sai

=> chính sách dung dưỡng thỏa hiệp là trong CTTG thứ 2 (1939 – 1945)

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều (1) bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh giải phóng của (2) giai cấp công nhân , nhân dân lao động và các dân tộc (3) bị áp bức , tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào (4) giải phóng dân tộc  nhiều nước.

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

1. Lê-nin: Lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga 1917. 

2. Hit-le: Người biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh 

3. Ni-cô-lai II: Hoàng đế cuối cùng của nước Nga 

4. Rudơven: Người ban hành “Chính sách mới”. 

Chọn: D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, so sánh

Cách giải:

* Sở dĩ nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng:

- Cuộc cách mạng tháng Hai: đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền song song tồn tại ở nước Nga:

+ Một là chính quyền Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính.

+ Hai là chính phủ lâm thời tư sản của giai cấp tư sản và đại địa chủ tư sản hóa.

=> Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng là phải tiếp tục lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay giai cấp vô sản.

- Cuộc cách mạng lần thứ hai bùng nổ vào tháng Mười năm 1917 (Cách mạng tháng Mười) và giành thắng lợi. Đây là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

* Bảng so sánh cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga:

Tiêu chí

Cách mạng tháng Hai

Cách mạng tháng Mười

Lãnh đạo

Đảng Bôn – sê - vích

Đảng Bôn – sê - vích

Lực lượng

Quần chúng nhân dân

Quần chúng nhân dân

Nhiệm vụ

Lật đổ chỉnh phủ chuyên chế của Nga hoàng, giành chính quyền về tay nhân dân

Lật đổ chính phủ lâm thời Tư sản, đưa nước Nga tiến lên CNXH.

Kết quả

Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, lập được xô viết và chính quyền tư sản

Lật đổ chính phủ lâm thời Tư sản, lập ra nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

Tính chất

Cách mạng DCTS kiểu mới

Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, suy luận, liên hệ

Cách giải:

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai:

- Chiến tranh TG thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người

+ 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất

+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới

* Em cần làm gì để bảo vệ hòa bình thế giới:

Gợi ý:

- Chung sống hòa bình, nhân ái  với mọi người

- Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.

- Giao lưu với thanh niên, thiếu niên quốc tế

- Lên án những hành vi xấu có ảnh hưởng tới mọi người

Nguồn: Sưu tầm

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 8

Giải bài tập lịch sử lớp 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập lịch sử 8 giúp để học tốt môn lịch sử 8

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

Chương I. THỜI XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)

Chương II. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

Chương III. CHÂU Á THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX

Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)

Chương I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ

Chương II. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

Chương III. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)

Chương V. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

Chương I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XĨ

Chương II. XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Xem Thêm

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.