Giải đề thi học kì 1 môn Toán lớp 11 trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong năm 2020-2021 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Lớp 11 ban AB
Câu 1(2 điểm). Giải các phương trình sau:
a) \(2\cos \left( {2x + \dfrac{\pi }{4}} \right) = \sqrt 3 \)
b) \(\sqrt 3 \sin x + \cos x = 2\)
Câu 2(1 điểm). Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần. Tính xác suất để số chấm xuất hiện trong hai lần gieo khác nhau.
Câu 3(1 điểm). Từ các chữ số 1;2;3;4;5;6 có thể lập được bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số khác nhau?
Câu 4(1 điểm). Khai triển nhị thức \({\left( {1 - 3{\rm{x}}} \right)^n} = {a_0} + {a_1}x + {a_2}{x^2} + ... + {a_n}{x^n}\). Biết rằng \({a_0} + {a_1} + {a_2} = 376\), tính \({a_3}\).
Câu 5( 1 điểm). Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) thỏa: \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 1\\{u_{n + 1}} = 2{u_n} + n\end{array} \right.\)
a) Chứng minh dãy số \({v_n} = {u_n} + n + 1\) là cấp số nhân.
b) Đặt \({\rm{S}} = {u_1} + {u_2} + ... + {u_n}\). Tính S theo n
Câu 6(1 điểm). Một số nguyên dương gọi là đối xứng nếu ta viết các chữ số theo thứ tự ngược lại thì được số bằng số ban đầu, ví dụ số 1221 là một số đối xứng. Chọn ngẫu nhiêu một số đói xứng có 4 chữ số , tính xác suất chọn được số chia hết cho 7.
Câu 7(1 điểm). Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi \(M,N,P\) lần lượt là các điểm trên cạnh \(CD,AD,SA\) thỏa mãn \(MD = 2MC,NA = 3ND,PA = 3PS\). Gọi G là trọng tâm tam giác SBC.
a) Tìm giao điểm K của đường thẳng BM và mặt phẳng (SAC).
b) Chứng minh rằng đường thẳng MG song song với mặt phẳng (SAD).
Lời giải chi tiết
Câu 1(VD).
Phương pháp:
a) \(\cos x = a\)
Với \(\left| a \right| > 1\), phương trình vô nghiệm.
Với \(\left| a \right| \le 1\), phương trình có 2 họ nghiệm:
\(\left[ \begin{array}{l}x = \arccos a + k2\pi \\x = - \arccos a + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
b) Giải phương trình \(a\sin x + b\cos x = c\)
Nếu \({c^2} > {a^2} + {b^2}\), phương trình vô nghiệm.
Nếu \({c^2} \le {a^2} + {b^2}\). Chia cả 2 vế phương trình cho \(\sqrt {{a^2} + {b^2}} \)
Đưa về dạng \(\cos x = a\) rồi giải tương tự câu a.
Giải:
a) \(2\cos \left( {2x + \dfrac{\pi }{4}} \right) = \sqrt 3 \)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \cos \left( {2x + \dfrac{\pi }{4}} \right) = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x + \dfrac{\pi }{4} = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \\2x + \dfrac{\pi }{4} = - \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \dfrac{\pi }{{24}} + k\pi \\x = \dfrac{{ - 5\pi }}{{24}} + k\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\end{array}\)
b) \(\sqrt 3 \sin x + \cos x = 2\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\sin x + \dfrac{1}{2}\cos x = 1\\ \Leftrightarrow \sin \left( {x + \dfrac{\pi }{6}} \right) = 1\\ \Leftrightarrow x + \dfrac{\pi }{6} = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \\ \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{3} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\end{array}\)
Câu 2(VD).
Phương pháp:
Gọi A là biến cố thỏa mãn bài toán.
Tính \(P\left( {\overline A } \right)\)
Sử dụng phần bù \(P\left( A \right) = 1 - P\left( {\overline A } \right)\)
Giải:
Gọi A là biến cố “Số chấm trong 2 lần gieo khác nhau”
\(\overline A \) là biến cố “Số chấm trong 2 lần gieo giống nhau”
Xác suất 2 lần xuất hiện \(i\left( {1 \le i \le 6} \right)\) chấm là \(\dfrac{1}{6}.\dfrac{1}{6} = \dfrac{1}{{36}}\)
Xác xuất 2 lần gieo xuất hiện số chấm giống nhau là \(P\left( {\overline A } \right) = 6.\dfrac{1}{{36}} = \dfrac{1}{6}\)
Xác suất 2 lần gieo xuất hiện số chấm khác nhau: \(P\left( A \right) = 1 - P\left( {\overline A } \right) = \dfrac{5}{6}\)
Câu 3(VD).
Phương pháp:
Gọi số cần tìm là \(\overline {abcd} \).
Đếm số khả năng của d trước.
Đếm số khả năng của a,b,c.
Giải:
Gọi số cần tìm là \(\overline {abcd} \).
\(d \in \left\{ {2;4;6} \right\}\)
Với \(d = 2\), số cách sắp xếp thứ tự \(\overline {abc} \) là \(A_5^3\)
Với \(d = 4\), số cách sắp xếp thứ tự \(\overline {abc} \) là \(A_5^3\)
Với \(d = 6\), số cách sắp xếp thứ tự \(\overline {abc} \) là \(A_5^3\)
Vậy có \(3.A_5^3\) số.
Câu 4(1 điểm).
Phương pháp:
Khai triển nhị thức Niu-tơn rồi thay \(x = 1\), tìm \({a_0},{a_1},{a_2}\) theo n. Lập phương trình ẩn n ,tìm n.
Tìm hệ số \({a_3}\).
Giải:
\(\begin{array}{l}{\left( {1 - 3x} \right)^n} = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k{{\left( { - 3x} \right)}^k}} \\ = 1 + C_n^1\left( { - 3x} \right) + C_n^2{\left( { - 3x} \right)^2} + ... \\+ C_n^n.{\left( { - 3x} \right)^n}\\ \Rightarrow {a_0} = 1,{a_1} = - 3n,{a_2} \\= {\left( { - 3} \right)^2}.\dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\end{array}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow 1 - 3n + \dfrac{9}{2}n\left( {n - 1} \right) = 376\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}n = 10\\n = - \dfrac{{25}}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow n = 10\end{array}\)
Số hạng chứa \({x^3}\) là \(C_{10}^3.{\left( { - 3x} \right)^3} = - 27C_{10}^3.{x^3}\)
Vậy \({a_3} = - 27.C_{10}^3 = - 3240\)
Câu 5( VD).
Phương pháp:
a) Biểu diễn \({v_n},{v_{n + 1}}\) theo \({u_n}\).
Nếu \(\exists q:{v_{n + 1}} = q{v_n}\forall n\) thì \(\left( {{v_n}} \right)\) là cấp số nhân.
b) Tính tổng \({V_n} = {v_1} + {v_2} + ... + {v_n}\) theo \({{\rm{S}}_n}\) và \(n\).
Tính \({V_n}\) theo công thức tổng cấp số nhân: \({V_n} = \dfrac{{{v_1}\left( {{q^n} - 1} \right)}}{{q - 1}}\)
Giải:
a) Ta có:
\(\begin{array}{l}{v_n} = {u_n} + n + 1\\ \Rightarrow {v_{n + 1}} = {u_{n + 1}} + n + 1 + 1\\ = \left( {2{u_n} + n} \right) + n + 2\\ = 2\left( {{u_n} + n + 1} \right) = 2{v_n}\forall n \in \mathbb{N}*\end{array}\)
Suy ra \(\left( {{v_n}} \right)\) là cấp số nhân công bội 2.
b) Ta có \({v_1} = 1 + 1 + 1 = 3\)
Xét tổng \({V_n} = {v_1} + {v_2} + ... + {v_n}\)\( = \dfrac{{{v_1}\left( {{q^n} - 1} \right)}}{{q - 1}} = \dfrac{{3.\left( {{2^n} - 1} \right)}}{{2 - 1}} \)\(= 3.\left( {{2^n} - 1} \right)\)
Ta có \({v_n} = {u_n} + n + 1\)
\(\begin{array}{l}{v_{n - 1}} = {u_{n - 1}} + n - 1 + 1\\{v_{n - 2}} = {u_{n - 2}} + n - 2 + 1\\....\\{v_1} = {u_1} + 1 + 1\end{array}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {V_n} = {S_n} + \left[ {n + \left( {n - 1} \right)+ \left( {n - 2} \right) + ... + 1} \right]\\ + n.1\\ = {S_n} + \dfrac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2} + n\\ = {S_n} + \dfrac{{{n^2} + 3n}}{2}\\ \Rightarrow {S_n} = {V_n} - \dfrac{{{n^2} + 3n}}{2}\\ = 3.\left( {{2^n} - 1} \right) - \dfrac{{{n^2} + 3n}}{2}\end{array}\)
Câu 6(VD).
Phương pháp:
Gọi số đối xứng có 4 chữ số là \(\overline {abba} \)
Gọi A là biến cố “\(\overline {abba} \) chia hết cho 7”
Sử dụng công thức: \(\overline {abba} = a.1000 + b.100 + b.10 + a\).
Tách thành cách dạng \(7k + m\).
\(\overline {abba} \) chia hết cho 7\( \Leftrightarrow m\) chia hết cho 7.
Giải:
Gọi số đối xứng có 4 chữ số là \(\overline {abba} \)
Gọi A là biến cố “\(\overline {abba} \) chia hết cho 7”
Ta có \(n\left( \Omega \right) = 9.10 = 90\) (Do a có 9 cách chọn, b có 10 cách chọn).
Đếm số khả năng của A:
Ta có \(\overline {abba} = 1001.{\rm{a + 110}}{\rm{.b}}\)
\({\rm{ = }}\left( {1001.{\rm{a + 105}}{\rm{.b}}} \right) + 5b\)
Do \(1001 \vdots 7\) và \(105 \vdots 7\) nên để \(\overline {abba} \vdots 7\) thì \(5b \vdots 7\)
\( \Rightarrow b \in \left\{ {0;7} \right\}\) Có 2 cách chọn.
\(a \in \left\{ {1;2;3;...;9} \right\}\) có 9 cách chọn.
\( \Rightarrow n\left( A \right) = 2.9 = 18\)
\( \Rightarrow P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \dfrac{1}{5}\).
Câu 7(VD).
Phương pháp:
a) Tìm đường thẳng trong (SAC) và cắt BM. Giao của đường thẳng đó và BM là K.
b) Nếu 2 đường thẳng cắt nhau trong (NPK) cùng song song với (SCD) thì (NPK) song song mặt phẳng (SCD).
c) Tìm hoặc dựng một mặt phẳng chứa MG và song song với (SAD). Khi đó MG song song với mặt phẳng (SAD).
Giải:
a) Xét (ABCD), ta có M thuộc CD và MD=2MC. Suy ra BM cắt AC. Mà \(AC \subset \left( {SAC} \right)\). Suy ra giao điểm của BM và AC là giao điểm của BM và (SAC). Vậy \(\left\{ K \right\} = AC \cap BM\).
b) Xét tam giác SAD, có \(NA = 3ND,PA = 3PS\), suy ra \(NP\)//\(SD\)
\( \Rightarrow NP\)//\(\left( {SCD} \right)\)(1).
Trong (ABCD) có CM//AB và \(CD = 3MC\) do \(MD = 2MC\) và \(CD = MD + MC\).
\( \Rightarrow AK = 3KC\)\( \Rightarrow KN\)//\(CD\)\( \Rightarrow KN\)//\(\left( {SCD} \right)\)(2)
Có \(NP,KN \subset \left( {NPK} \right)\) và \(NP \cap KN = \left\{ N \right\}\)(3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra (NPK) song song mặt phẳng (SCD).
c) Qua M kẻ đường thẳng MQ \(\left( {Q \in SC} \right)\) song song với SD.
\( \Rightarrow MQ\)//\(\left( {SAD} \right)\) (4)
và \(SQ = 2QC\).
Gọi E là trung điểm của BC. Khi đó \(SG=2GE\).
\( \Rightarrow QG\)//\(EC\).
Mà EC//AD. Suy ra, \(QG\)//\(\left( {SAD} \right)\).(5)
Lại có \(\left\{ \begin{array}{l}MQ,QG \subset \left( {MQG} \right)\\MQ \cap QG = \left\{ Q \right\}\end{array} \right.\)(6)
Từ (4), (5), (6) ta suy ra (MQG) song song với mặt phẳng (SAD).
Vậy MG song song với mặt phẳng (SAD).
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Giải đề thi học kì 1 toán lớp 11 năm 2020-2021 Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum
- 👉 Giải đề thi học kì 1 toán lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Nguyễn Tất Thành
- 👉 Giải đề thi học kì 1 toán lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
- 👉 Giải đề thi học kì 1 toán lớp 11 năm 2019 - 2020 sở giáo dục Vĩnh Phúc
- 👉 Giải đề thi học kì 1 toán lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Trần Phú
- 👉 Đề thi học kì 1 môn toán lớp 11 năm 2019 - 2020 sở GDĐT Bắc Ninh
- 👉 Đề thi kì 1 môn toán lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Trần Hưng Đạo Thanh Xuân
- 👉 Đề thi kì 1 môn toán lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Kim Liên
Xem thêm lời giải Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
Dưới đây là danh sách Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.
Đề thi giữa kì 1 Toán 11
- 👉 Đề ôn tập giữa học kì 1 – Có đáp án và lời giải
- 👉 Đề thi giữa học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất
Đề thi học kì 1 Toán 11
- 👉 Đề cương học kì I
- 👉 Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
- 👉 Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
- 👉 Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất
Đề thi giữa kì 2 Toán 11
- 👉 Đề ôn tập giữa kì 2- Có đáp án và lời giải chi tiết
- 👉 Đề thi giữa học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất
Đề thi học kì 2 Toán 11
Đề kiểm tra 15 phút Toán 11
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút – Chương 1 – Đại số và Giải tích 11
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút – Chương 2 – Đại số và giải tích 11
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút – Chương 3 – Đại số và giải tích 11
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Đại số và Giải tích 11
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Đại số và Giải tích 11
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Hình học 11
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hình học 11
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hình học 11
Đề kiểm tra 1 tiết Toán 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 1 – Đại số và giải tích 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 2 – Đại số và giải tích 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Đại số và Giải tích 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Đại số và Giải tích 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) - Chương 5 - Đại số và Giải tích 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút ( 1 tiết) - Chương 1 - Hình học 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Hình học 11
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hình học 11
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới