Giải GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 10: Quan niệm về đạo đức - trang 62 GDCD lớp 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức nhé.


I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Quan niệm về đạo đức.

a. Đạo đức là gì?

  • Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.

  • Đạo đức: Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra tự giác, nếu không thực hiện sẽ bị dư luận xã hội lên án hoặc lương tâm cắn rứt.
  • Pháp luật.Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước quy định mang tính bắt buộc (cưỡng chế). Không thực hiện sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước.
  • Phong tục tập quán: Con người tuân theo những thói quen, tục lệ, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời, là thuần phong mỹ tục cấn kế thừa và phát huy, những hủ tục cần loại bỏ.

2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân , gia đình và xã hội

a. Đối với cá nhân .

  • Hoàn thiện nhân cách con người .
  • Giúp con ngưòi có năng lực sống thiện , sống có ích .
  • "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó "- ( Bác Hồ )

b. Đối với gia đình .

  • Tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc .
  • Nền tảng của hạnh phúc gia đình .

c. Đối với xã hội .

  • Trật tự xã hội được củng cố .
  • XH phát triển cao .

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong....

Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người ?

Trả lời:

Ta có thể phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người như sau:

  • Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là duy nhất. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.
  • Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuần theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.
  • Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo những thói quen, những trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày. Có những phong tục tập quán không còn phù hợp, trái với đạo đức, cần phải thay đổi, loại trừ. Có những phong tục trở thành nét đẹp và được coi là những thuần phong mỹ tục, cần duy trì và phát huy.

Câu 2: Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm....

Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốn than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng.

Em giải thích thế nào về việc này?

Trả lời:

Ngày xưa người chặt củi, đốt than trên rừng là hướng thiện. Vì: Cây trên rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác giản đơn, số lượng không đáng kể đủ sống hàng ngày.

Ngày nay việc làm đó được coi là tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường là thiếu ý thức. Vì: Rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người về giá trị kinh tế và điều hòa môi trường, con người khai thác bừa bãi, không hợp lý, hủy hoại rừng gây hậu quả không tốt cho con người và xã hội, họ là người vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật.

Câu 3: Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm....

Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này em có thể rút ra được những điều gì?

Trả lời:

Một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội:

  • Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
  • Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Qua những ví dụ này em có thể rút ra được :

  • Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được điều chỉnh bằng văn bản của nhà nước, buốc các cá nhận, tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.
  • Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.

Câu 4: Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây:

a. Đạo đức

b. Phong tục tập quán

c. Pháp luật

d. Cả ba yếu tố trên

Trả lời:

Đáp án đúng là:  d. Cả ba yếu tố trên

Xem thêm lời giải Giải môn Giáo dục công dân lớp 10

Giải môn Giáo dục công dân lớp 10, soạn bài GDCD lớp 10, làm bài tập bài thực hành GDCD 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk GDCD lớp 10. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau để xem

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm