Giải GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc - trang 95 GDCD lớp 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhé.


I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Lòng yêu nước

a. Lòng yêu nước là gì?

  • Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.
  • Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất. Từ tình cảm gắn bó với hàng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước.

b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

  • Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác.
  • Biểu hiện:
    • Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước
    • Tình yêu thương đối với đồng bào, nòi giống, dân tộc
    • Lòng tự hào dân tộc chính đáng
    • Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
    • Cần cù và sáng tạo trong lao động.

2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc

  • Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động
  • Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, sống trong sáng, lành mạnh, tránh các tệ nạn xã hội.
  • Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương của đất nước.
  • Tích cực tham gia bằng việc  góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực , phù hợp với khả năng.
  • Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc

  • Trung thành với tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
  • Tích cực học tập, rèn luyện thân thể , giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
  • Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
  • Tích cực tham gia các hoạt động an ninh quốc phòng ở địa phương, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
  • Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Thế nào là lòng yêu nước? Em nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?

Trả lời:

Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.

Lòng yêu nước là một truyền thống quý của dân tộc ta. Em nhận thấy, nước ta từ xưa đến nay vẫn luôn giữ trong mình lòng yêu nước. Nếu trong thời chiến yêu nước được thể hiện bằng sự đoàn kết, đấu tranh chống quân xâm lược bất chấp tính mạng bảo vệ tổ quốc thì đến thời bình, toàn Đảng toàn dân ta lại ra sức xây dựng đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh. Cần phải gìn giữ và phá huy đức tính quý báu này cho các thế hệ bây giờ và thế hệ mai sau.

Câu 2: Xử lí tình huống:

a. Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn cho con đi nên đã bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.

Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?

b. Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố.

Nếu là bạn của Thanh, em có thể làm gì?

c. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiến muốn theo học và phát triển nghề truyền thống của gia đình, dòng họ mình mà bạn có năng khiếu và rất yêu thích nó. Song, nhiều bạn bè cho rằng, Tiến làm như vậy là không có tương lai, thanh niên phải theo học những ngành khoa học – kĩ thuật hiện đại mới là phù hợp.

Nếu là Tiến, em sẽ làm gì?

Trả lời:

TH1: Nếu em là Hùng, khi biết được ý định của bố mẹ mình, em sẽ nói chuyện với bố mẹ và ngỏ ý với bố mẹ mong muốn được đi nghĩa vụ quân sự. Không những mình hoàn thành nghĩa vụ công dân mà còn giúp mình được học tập trong môi trường quân đội kỉ luật, kỉ cương, rèn luyện nghiêm túc để mình trưởng thành và chững chạc hơn.

TH2: Nếu em là bạn của Thanh, em sẽ khuyên bạn về xây dựng sự nghiệp ở quê hương. Bởi để có được ngày hôm nay, đó là nhờ vào sự giúp đỡ của địa phương và sự mong mỏi của quê hương đối với Thanh, mong muốn người tài giỏi như Thanh có thể giúp quê hương ngày càng đổi mới. Nếu Thanh vẫn muốn cố làm ở thành phố thì Thanh không những không làm trọn bổn thân người con quê hương, phụ lòng mong mỏi của bà con.

TH3: Nếu em là Tiến, em vẫn sẽ tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình mình. Bởi đó là cơ ngơi bao đời nay của gia đình và đó cũng là niềm đam mê của Tiến. Trong cuộc sống mỗi người một ngành nghề, một lựa chọn, sẽ có những lựa chọn có nhiều cơ hội, cũng có lựa chọn ít cơ hội hơn. Nhưng suy cho cùng, sự thành công hay không thành công đều phụ thuộc vào tình yêu và niềm đam mê với nghề. Nếu Tiến thực sự đam mê và yêu thích với nghề truyền thống của gia đình, Tiến sẽ cố gắng và giúp nó ngày càng phát triển hơn. Hơn nữa, việc làm của Tiến còn là việc làm thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là điều đáng khuyến khích và khích lệ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Câu 3: Hãy tìm hiểu về các hoạt động, các phong trào xây dựng quê hương....

Hãy tìm hiểu về các hoạt động, các phong trào xây dựng quê hương của học sinh trường em, của thanh niên ở địa phương em.

Trả lời:

Các hoạt động, các phong trào xây dựng quê hương của học sinh trường em, của thanh niên ở địa phương em:

  • Phong trào tự quản đường làng ngõ xóm.
  • Thanh niên với các phong trào gom thu rác thải, chiến dịch vì môi trường xanh.
  • Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, vệ sinh khu vực bia liệt sĩ, lau chùi, cắt cỏ ở các nấm mồ liệt sĩ…
  • Tham gia hội khỏe phù đổng, rè luyện thể thao đảm bảo sức khỏe bảo vệ quê hương, đất nước…

Câu 4: Hãy tìm hiểu về những hoạt động góp phần vào sự nghiệp bảo vệ....

Hãy tìm hiểu về những hoạt động góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở địa phương em (ví dụ: Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của trường, của địa phương; gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc của các thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ,... người địa phương; các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh địa phương,...)

Trả lời:

Hằng năm, địa phương em có nhiều hoạt động được tổ chức nhằm góp phần vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ở địa phương.

  • Thứ nhất, hằng năm, các thanh niên ưu tú, trai tráng đều thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình, tham gia quân đội để rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
  • Thứ hai, các đội dân quân tự vệ thường quyên tuần tra, kiểm tra tại địa phương, đảm bảo an toàn, trật tự an ninh cho địa phương.
  • Thứ ba, luôn thể hiện sự biết ơn đối với các thương bệnh binh, các gia đình có công đối với cách mạnh, mẹ Việt Nam anh hùng….
  • Ngoài những hoạt động trên, còn có nhiều các hoạt động khác như: tuyên truyền về tai nạn giao thông, tuyên truyền tác hại của ma túy, khuyến khích thanh niên lập nghiệp tại quê hương…

Xem thêm lời giải Giải môn Giáo dục công dân lớp 10

Giải môn Giáo dục công dân lớp 10, soạn bài GDCD lớp 10, làm bài tập bài thực hành GDCD 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk GDCD lớp 10. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau để xem

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm