Giải GDCD 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 16: Tự hoàn thiện bản thân - trang 111 GDCD lớp 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân nhé.


 

I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân

  • Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân
  • Không ai giống nhau hoàn toàn, mỗi người đều có bản sắc riêng với những tiềm năng, sở thích thói quen, đểm mạnh điểm yếu riêng. Hơn nữa không ai hoàn thiện, hoàn mĩ và cũng không ai chỉ toàn nhược điểm.
  • Để ngày càng tiến bộ cần:
    • Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân
    • Cần phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế điểm yếu.

2. Tự hoàn thiện bản thân

  • Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện.
  • Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.
  • Vì sao tự hoàn thiện bản thân?
    • Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng
    • Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn thiện mình  là tất yếu để đáp ứng  đòi hỏi của xã hội.
    • Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.

3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?

a. Yêu cầu chung

  • Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo các giá trị đạo đức.
  • Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn vè, xã hội để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.

b. Học sinh cần làm gì?

  • Tự nhận thức đúng bản thân
  • Có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện
  • Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện
  • Xác định những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện
  • Biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Thế nào là hoàn thiện bản thân? Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?

Trả lời:

Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện. Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.

Cần phải tự hoàn thiện bản thân là bởi vì:

Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng

Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn thiện mình  là tất yếu để đáp ứng  đòi hỏi của xã hội.

Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.

Câu 2: Em có suy nghĩ gì sau khi đọc mẩu chuyện dưới đây:

Thủa đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một lần có bà cụ hàng xóm gặp một việc oan uổng nhờ Cao Bá Quát viết giúp cho lá đơn kêu quan. Cao Bá Quát vui vẻ nhận lời.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên chí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chứ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi tiếng khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Trả lời:

Sau khi đọc câu chuyện trên em thấy: Cụ Cao Bá Quát là người biết nhận ra điểm yếu của mình nên đã tìm cách khắc phục. Cụ đã nỗ lực để luyện chữ kiên trì vươn lên để dần dần viết chữ đẹp lên thay vì quá xấu như trước.

Chính sự cố gắng đó đã giúp cụ ngày càng hoàn thiện mình hơn và trở thành một nhà văn có tiếng trong nền văn học Việt Nam

Từ tấm gương cụ Cao Bá Quát chúng ta cần phải biết nhìn nhận điểm yếu điểm mạnh của mình để phát huy và khắc phục.

Câu 3: Em tán thành hay không tán thành các ý kiến sau? Tại sao?

a. Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.

c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.

d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.

Trả lời:

a. Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

Em không tán thành vì mỗi con người từ khi sinh ra đến lơn lên chưa có ai là hoàn thiện và hoàn hảo. Vì vậy, quá trình sinh sống, học tập và lớn lên con người luôn luôn phải cố gắng để hoàn thiện mình hơn, phát huy thế mạnh, bù đắp những điểm yếu. Vì vậy, hoàn thiện bản thân là việc làm của tất cả mọi người chứ không là của riêng ai.

b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.

Em đồng ý vì trước hết để hoàn thiện bản thân, họ phải tìm thấy được điểm yếu của mình. Mấy ai tự chê mình bao giờ, nên đó cũng là một khó khăn ban đầu trong việc hoàn thiện bản thân. Hơn nữa, hoàn thiện bản thân là cần phải sự kiên trì, chịu khó, không ngừng học tập, tu dưỡng.

c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.

En đồng ý vì tự hoàn thiện bản thân là sự khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của bản thân, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân tiến bộ, hoàn thiện chứ không mất đi bản sắc của mình.

d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.

Em không đồng ý vì mình muốn mình hoàn thiện bản thân thì mình phải tự nhận thấy điểm yếu của mình rồi cố gắng khắc phục dựa trên sự nỗ lực và kiên trì của bản thân. Nhận được sự giúp đỡ của người khác cũng là điều tốt nhưng đó chỉ là yếu tố phụ, cái cốt lõi chính là ở mình.

Câu 4: Em hãy lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện....

Em hãy lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo các mục sau:

  • Mục tiêu phấn đấu, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân của em.
  • Thời gian thực hiện mục tiêu.
  • Những thuận lợi em đã có.
  • Những khó khăn em có thể gặp phải và cách khắc phục, vượt qua những khó khăn đó.
  • Những biện pháp em cần làm để thực hiện mục tiêu.
  • Em có thể tìm được sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai để hoàn thành mục tiêu.

Trả lời:

  • Mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của em là trở thành học sinh giỏi toàn diện trong năm học này.
  • Thời gian thực hiện : Bắt đầu từ lúc bước vào năm học và kết thúc vào cuối năm học.
  • Thuận lợi em đã có:
    • Được bố mẹ trang bị đầy đủ sách vở, dung cụ học tập, sách nâng cao
    • Nền tảng kiến thức các môn Toán, Anh, Văn, Hóa khá tốt.
    • Chăm chỉ học tập
  • Những khó khăn em gặp phải là:
    • Môn Lý và Sử em còn khá yếu, kiến thức không thực sự vững
    • Sức khỏe không đảm bảo vì hay bị ốm
  • Để khắc phục và vượt qua những khó khăn này, em sẽ:
    • Nhờ cô hoặc bạn học tốt Lý và Sử kèm cặp thêm để học khá toàn diện các môn hơn.
    • Chịu khó dành một ít thời gian để tập luyện thể dục thể thao để thể lực và sức khỏe được đảm bảo hơn.
  • Người giúp đỡ: Bố mẹ, chị gái, thầy cô giáo và bạn bè.

Xem thêm lời giải Giải môn Giáo dục công dân lớp 10

Giải môn Giáo dục công dân lớp 10, soạn bài GDCD lớp 10, làm bài tập bài thực hành GDCD 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk GDCD lớp 10. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau để xem

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm