Giải lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) - trang 55 lịch sử lớp 10. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được conkec.com hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) nhé.


I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?

Trả lời:

Do cơ sở kinh tế tự nhiên với chế độ nông nô mang tính chất địa phương biệt lập nên mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập, tương tự như một vương quốc riêng, có quân đội, luật lệ, tòa án riêng, chế độ thuế khóa và đơn vị đo lường riêng.

Mỗi lãnh địa như một lâu đài kiên cố bất khả xâm phạm.

Trong lãnh địa lãnh chúa có thể hành động theo ý mình. Họ sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa. Thời bình, họ thưởng tổ chức săn bắn, tiệc tùng, vũ hội…Họ chuyên quyền, độc đoán trong quan hệ xã hội, tàn nhẫn đối với nông nô.

Câu 2: Thành thị trung đại đã được hình thành như thế nào ? Cư dân....

Thành thị trung đại đã được hình thành như thế nào ? Cư dân sống ở đó làm những nghề gì ?

Trả lời:

Thành thị trung đại được hình thành:

Từ thế kỉ IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi:

  • Về nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, sản phẩm xã hội do đó dẫn đến hai hệ quả.
    • Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.
    • Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.
  • Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh dịa, tập trung ở những nơi thuận tiện sản xuất, mua bán như các chợ bên ngoài lãnh địa, các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này, dẫn đến xuất hiện thành thị.
  • Trong các thành thị, cư dân chủ yếu gốm những thợ thủ công và thương nhân. 

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Các tầng lớp lãnh chúa và nông nô đã được hình thành như thế nào?

Trả lời:

  • Các thủ lĩnh quân sự của người Giéc – man được vua ban cấp ruộng đất trở thành lãnh chúa.
  • Những nô lệ được giải phóng hoặc nông dân công xã bị mất rộng đất bị biến thành nông nô.

Câu 2: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị....

Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào?

Trả lời:

  • Lãnh địa phong kiến bao gồm một khu đất rộng, có cả đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, bãi hoang. Trong lãnh địa có lâu đài quý tộc, nhà thờ, nhà cửa của nông nô.
    • Mỗi lãnh địa thuộc quyền cai quản của một lãnh chúa, có thể có nhiều lãnh địa. Lãnh đạ có quyền thừa kế: Sau khi lãnh chúa chết thì con trai cả có quyền được thừa hưởng lãnh địa và có nghĩa vụ đối với người đã phân phong lãnh địa đó.
  • Đời sống kinh tế, chính trị trong lãnh địa:
    • Kinh tế trong lãnh địa là kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, mọi thứ trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép…đều do nông nô sản xuất. Người ta chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa làm được, ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài. 
    • Trên cơ sở kinh tế tự nhiên, đóng kín nên mỗi lãnh địa cũng là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.

Câu 3: Trình bày nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại châu Âu?

Trả lời:

Nguồn gốc của thành thị trung đại:

Từ thế kỉ IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi:

  • Về nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, sản phẩm xã hội do đó dẫn đến hai hệ quả.

Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.

Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.

  • Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh dịa, tập trung ở những nơi thuận tiện sản xuất, mua bán như các chợ bên ngoài lãnh địa, các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này, dẫn đến xuất hiện thành thị.

Vai trò của thành thị trung đại:

  • Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.
  • Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.

 Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa. Mác nói “ thành thị là bông hóa rực rỡ nhất của thời trung đại”.

Câu hỏi : Nô lệ và nông dân bị người Giec man biến thành gì? Họ có gì khác với nô lệ?...

Nô lệ và nông dân bị người Giec man biến thành gì? Họ có gì khác với nô lệ? Vì sao họ quan tâm tới sản xuất?

Trả lời:

  • Sau khi chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô Rô – ma cũ, người Giec –man đã tự xưng vua, phong tước …tạo nên một hê thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ. Từ đó họ trở thành những tầng lớp vừa có đặc quyền, vừa giàu có. Họ biến nông dân và nô lệ thành nông nô, phụ thuộc vào các  lãnh chúa.
  • So với nô lệ, nông nô khác ở chỗ: Nông nô là nô lệ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Chế độ nông nô bao gồm việc cưỡng bức lao động của nông nô bị ràng buộc về thân thể trên những mảnh đất thuộc sở hữu của lãnh chúa. Họ phải nộp đủ các loại thuế với mức lãi suất rất cao.
  • Với nông nô, họ quan tâm sản xuất là bởi vì: Mặc dù là người làm thuê, đóng thuế với mức cao cắt cổ nhưng đổi lại nông nô lại được quyền tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều riêng để ở, có công cụ và cả gia súc để làm việc.

Xem thêm lời giải Giải môn Lịch sử lớp 10

Soạn bài lịch sử lớp 10, giải lịch sử lớp 10, làm bài tập bài thực hành lịch sử 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk lịch sử lớp 10. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm