Giải địa lí 11 bài 9 tiết 1: Nhật Bản (Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế)

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 9 tiết 1: Nhật Bản (Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế) - trang 74 địa lí 11. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 11 bài 9 tiết 1: Nhật Bản (Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế) nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Điều kiện kinh tế

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

  • Nhật Bản là một quần đảo nằm ở Đông Á
  • Lãnh thổ kéo dài theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn: Hôn su, Kiu xiu, Sicôcư, Hôccaiđô.

Thuận lợi:

  • Giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới bằng đường biển, thuộc khu vực kinh tế sôi động.
  • Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Khó khăn: 

  • Tiếp thu KH-KT muộn hơn so với các nước châu Âu.
  • Thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương nên có nhiều bất ổn (động đất, núi lửa, sóng thần…) ảnh hưởng tới kinh tế.

2. Đặc điểm tự nhiên:

  • Khí hậu: thuộc khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam khí hậu cận nhiệt => Đa dạng cây trồng, vật nuôi.
  • Nghèo khoáng sản, chỉ có than, đồng

II. Dân cư

  • Đông dân, tập trung ven biển
  • Tốc độ gia tăng dân số thấp và đang giảm dần
  • Người lao động cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.
  • Giáo dục được chú ý đầu tư.
  • Tỉ lệ người già ngày càng cao.

III. Tình hình phát triển kinh tế.

  • Trước năm 1973: Kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.
  • 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh.
  • 1955-1973: phát triển tốc độ cao.
  • Sau năm 1973: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm
  • Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai về kinh tế, tài chính trên thế giới.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Quan sát hình 9.2 hãy nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình,...

Quan sát hình 9.2 hãy nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản:

Trả lời:

Đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản:

  • Địa hình: 80% diện tích đồi núi, chủ yếu là núi lửa (hơn 80 núi lửa đang hoạt động), hằng năm thường xảy ra hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển.
  • Sông ngòi: ngắn, dốc, lưu lượng lớn. Tiêu biểu sông : Sina, Ixicaro…
  • Bờ biển: khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, kín gió.

Câu 2: Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản...

Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang biến động theo xu hướng nào. Nếu tác động của xu hướng đó đến phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Dựa vào bảng 9.1 ta thấy:

Giai đoạn 1950 đến 2005, cơ cấu dân số Nhật Bản đang có xu hướng già hóa.

  • Nhóm tuổi dưới 15 tuổi đang có xu hướng giảm mạnh
  • Nhóm tuổi lao động có xu hướng tăng nhẹ
  • Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên đang có xu hướng tăng nhanh.

Tác động của xu hướng đó:

  • Dân số ngày càng già hóa, tỉ lệ dân số phụ thuộc tăng lên, áp lực cho xã hội về vấn đề chăm sóc người cao tuổi.
  • Chính sự già hóa dân số sẽ khiến cho nguồn nhân lực lao động của Nhật Bản ngày càng cạn kiệt. Nhật Bản phải thuê nhân công từ các nước khác .

Câu 3: Các đặc điểm của người lao động có tác động như thế nào...

Các đặc điểm của người lao động có tác động như thế nào đến nền kinh tế xã hội Nhật Bản?

Trả lời:

Nhật Bản được biết đến là đất nước có người dân lao động cần cù, chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao, coi trong giáo dục. Chính những đức tính quý báu đó đã trở thành động lực quan trọng để đất nước Nhật Bản phát triển kinh tế. Là một nước còn khó khăn về điều kiện tự nhên  cũng như tài nguyên thiên nhiên. Đất nước Nhật Bản vẫn đứng lên xây dựng đất nước. Sau bao nhiều lần vươn lên rồi bị đánh đổ, Nhật Bản vẫn kiên cường đứng lên và xây dựng lại. Đến nay, Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế, tài chính lớn thứ hai trên thế giới. Đó đều là nhờ vào những đức tính quý báu của con người Nhật Bản.

Câu 4: Dựa vào bảng 9.3, nhận xét về tình hình phát triển của nền kinh tế...

Dựa vào bảng 9.3, nhận xét về tình hình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1990 – 2005?

Trả lời:

Quan sát bảng 9.3 ta thấy:

Giai đoạn 1990 – 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản không ổn định

  • Từ 1990 đến 1995, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh ( giảm 3,6%)
  • Từ 1995 đến 1997 có xu hướng tăng lên nhẹ ( tăng 0,4%)
  • Từ 1997 đến 2001, tốc độ tăng trưởng Nhật Bản dường như tuột dốc, chỉ còn 0,4%.
  • Đến năm 2005, nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu phục hổi trở lại với tốc độ tăng trưởng năm 2005 là 2,5%.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và...

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.

Trả lơi:

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đã có những tác động tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế của đất nước này.

Về thuận lợi:

  • Vị trí địa lí : gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới.
  • Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
  • Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng.

Về khó khăn:

  • Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp.
  • Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.
  • Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ.

Câu 2: Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hóa.

Trả lơi:

Theo điều tra của bộ Nội vụ Nhật Bản, năm 2005, nước Nhật có khoảng 26,82 triệu người già, chiếm 21% tổng dân số nước này (127,76 triệu người), cao hơn cả Italy với 20% tổng dân số.

  • Nước có dân số già thứ 3 trên thế giới là Đức khi người già chiếm khoảng 18,8% tổng dân số. Những người có độ tuổi từ 65 trở lên được coi là già.
  • Trong khi đó, số người Nhật dưới 14 tuổi năm 2005 chỉ chiếm 13,6% tổng dân số, một tỷ lệ quá thấp. Italy và Đức cũng có cùng cảnh ngộ với Nhật, với 14% và 14,3%.
  • Số người độc thân ở Nhật cũng đang tăng lên nhanh chóng khi 59,9% phụ nữ trong độ tuổi 25-29, 32,6% phụ nữ trong độ tuổi 30-34 chưa lập gia đình. Trong khi 47,7% đàn ông Nhật từ 30-34 tuổi vẫn sống độc thân.
  • Với tình trạng như vậy, chính phủ Nhật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ Nhật để họ sinh đẻ thêm nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
  • Được biết tỷ lệ sinh con tại Nhật Bản chỉ đạt mức 1,25 con/phụ nữ trong năm 2005, mức thấp nhất trong lịch sử. Các nhà nhân khẩu học cho rằng tỷ lệ 2,1 con/phụ nữ mới đảm bảo cho dân số Nhật không bị già và giảm đi.
  • Trước đó, theo một cuộc điều tra của Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Nhật Bản, người dân nước này ít quan hệ tình dục đã khiến ngày càng ít trẻ em và dân số nước này đang già đi.

Câu 3: Dựa vào bảng 9.3, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP...

Dựa vào bảng 9.3, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản, giai đoạn 1990 – 2005. Kết hợp với bảng 9.2 (trang 77 SGK Địa lý 11), so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950-1973 và 1990-2005.

Trả lơi:

a. Vẽ biểu đồ:

Nhật Bản (Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế)

 

b. So sánh tốc độ phát triển giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005

Giai đoạn 1950 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ “thần kì”.

Giai đoạn 1990 – 2005, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và giảm so với giai đoạn trước.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 11

Soạn bài địa lí lớp 11, giải địa lí lớp 11, làm bài tập bài thực hành địa lí 11. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 11. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.