Giải GDCD 11 bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Nội dung bài gồm:
- I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC
- Câu 1: Nêu nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay...
- Câu 2: Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo.
- Câu 3: Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ...
- Câu 4: Những phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ là gì?
- Câu 5: Nhiệm vụ của văn hóa là gì? Em hiểu như thế nào là nền....
- Câu 6: Trình bày phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến,...
- II. CÂU HỎI BỔ SUNG
- Câu 1: Bằng những hiểu biết của mình em hãy làm rõ câu nói sau đây....
- Câu 2: Theo em, truyền thống dân tộc từ xưa đến nay có còn có ý....
- Câu 3: Vì sao giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu? Nêu nhiệm vụ....
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nêu nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay...
Nêu nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. Hãy nêu một hoạt động nhằm thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo mà em biết hoặc tham gia.
Trả lời:
Nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay
- Nâng cao dân trí
- Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tài năng trí tuệ.
- Cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.
- Một hoạt động nhằm thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo mà em biết hoặc tham gia:
Nhằm để học sinh ngày càng tiếp cận tốt hơn và sát hơn với kiến thức, lược bỏ đi những bài học không cần thiết. Cứ theo thường niên, bộ giáo dục lại ban hành lại bộ sách giáo khoa mới. Đây là bộ sách cung cấp kiến thức sát nhất, phù hợp với điều kiện xã hội hiện tại, giúp học sinh tiếp thu tốt hơn và liên hệ tốt hơn. Đây là một trong những phương án để giúp nâng cao chất lượng học sinh hơn.
Trả lời:
Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo gồm có các ý chính như sau:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
- Mở rộng quy mô giáo dục
- Ưu tiên đầu tư giáo dục
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
- Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
Câu 3: Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ...
Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học – kĩ thuật mà em biết.
Trả lời:
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
- Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra
- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
- Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ
Ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học – kĩ thuật mà em biết:
- Trong nông nghiệp, tạo ra máy cày, máy gặt, máy cấy để phục vụ sản xuất lúa nước cho bà con nông dân, giảm sức lao động tay chân.
- Trong cuông nghiệp sáng tạo ra hệ thống lắp ráp tự động cuộn cảm.
Trả lời:
Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ của nước ta là:
- Đổi mới cơ chế tổ chức, quản lí khoa học và công nghệ
- Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ
- Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm
Câu 5: Nhiệm vụ của văn hóa là gì? Em hiểu như thế nào là nền....
Nhiệm vụ của văn hóa là gì? Em hiểu như thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
Trả lời:
Nhiệm vụ của văn hóa gồm có hai nhiệm vụ chính đó là:
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.
Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là:
- Nền văn hóa tiên tiến thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.
- Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giải dị trong lối sống... Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.
=> Như vậy, bên cạnh bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ.
Câu 6: Trình bày phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến,...
Trình bày phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Em hãy nêu một ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em?
Trả lời:
Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.
- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- Nâng cao hiểu biết và mực hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân…
Ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em:
Hằng năm, nước ta diễn ra rất nhiều các lễ hội khác nhau, nhằm thể hiện nét đẹp truyền thống từ xa xưa và giữ gìn bản sắc dân tộc. Một số lễ hội điển hình như:
- 10/3 âm lịch diễn ra ngày giỗ tổ Hùng Vương
- 20/1 âm lịch diễn ra lễ hội Đền Qủa Sơn (Nghệ An)
- Lễ hội chùa Hương đầu năm
- 8/4 âm lịch diễn ra lễ hội Thánh Gióng
II. CÂU HỎI BỔ SUNG
Câu 1: Bằng những hiểu biết của mình em hãy làm rõ câu nói sau đây....
Bằng những hiểu biết của mình em hãy làm rõ câu nói sau đây của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”?
Trả lời:
Theo em, câu nói của Bác Hồ nhằm muốn nói: Một dân tộc dốt là chỉ trình độ thấp kém, kém hiểu biết thi khó có thể tiếp thu và phát huy được những tinh hóa văn hóa của nhân loại, khoa học công nghệ mới của nhân loại.
Từ đó khiến cho đất nước luôn trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, kinh tế xã hội không phát triển kịp với thời đại, khó mà cạnh tranh được vưới các nước khác.
Ta còn nhớ thời chiến tranh, nhân dân ta nhiều người còn không biết chữ, nên mọi thứ đều phụ thuộc và bị bọn xâm lược thao túng làm cho nền kinh tế luôn dậm chân tại chỗ. Nhưng từ khi đất nước giành độc lập, nhân dân ta tham gia các lớp học mù chữ, các con em đều được đến trường học kiến thức nên nhận thức và tầm hiểu biết ngày càng được nâng cao lên. Nhân dân không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà ngày càng cố gắng để đưa đất nước vươn lên cạnh tranh với nhiều nước khác trên thế giới. Đây chính là kết quả của Đảng và nhà nước trong việc đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển đúng đắn. Đặc biệt Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm đến chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bởi đây được xem là hai quốc sách hàng đầu của đất nước.
Do đó, bên cạnh giảng dạy học tập nâng cao trình độ trong nước. Nhà nước còn tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ đi học ở nước ngoài, tiếp thu trình độ KH –KT tiên tiến bên ngoài để về áp dụng cho đất nước. Xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các nước khác để giao lưu, trao đổi và học tập trên nhiều lĩnh vực….
Liên hệ với bản thân:
- Thường xuyên nêu cao trình độ học vấn..
- Trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại...
- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
- Học có phương pháp, chủ động, tích cực trong học tập, xây dựng ý thức tự học…
Câu 2: Theo em, truyền thống dân tộc từ xưa đến nay có còn có ý....
Theo em, truyền thống dân tộc từ xưa đến nay có còn có ý nghĩa với ngày nay hay không? Giải thích vì sao?
Trả lời:
Theo em, truyền thống dân tộc từ xa xưa vẫn còn có ý nghĩa và quan trọng đối với ngày nay vì:
Từ xưa đến này, nền văn hóa chúng ta có nhiều truyền thống vô cùng tốt đẹp, vô cùng quý giá. Chính những nét đẹp đó đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc, và mỗi cá nhân.
Đối với dân tộc, muốn được phát triển cần có sự giao lưu với các dân tộc khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng của, cái bản sắc của dân tộc... Hiện nay nước ta đang đổi mới, ở thời kì mở cửa và giao lưu rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
Còn đối với mỗi cá nhân, việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó đã giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập với cộng đồng dân tộc.
Vì vậy, là một thế hệ trẻ, chúng ta phải biết kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó. Đồng thời lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
Câu 3: Vì sao giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu? Nêu nhiệm vụ....
Vì sao giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu? Nêu nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo? Trình bày rõ phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo?
Trả lời:
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu vì:
- Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.
- Là mộ trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.
Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.
Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, bằng cách thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí…
- Mở rộng quy mô giáo dục, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục: Huy động mọi nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: đảm bảo học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.
- Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục: đa dạng các loại hình trường và các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập….
- Tăng cường sự hợp tác quốc tế giáo dục và đào tạo.
Xem thêm lời giải Giải môn Giáo dục công dân lớp 11
- 👉 Giải GDCD 11 bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế
- 👉 Giải GDCD 11 bài 2: Hàng hóa – tiền tệ thị trường
- 👉 Giải GDCD 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- 👉 Giải GDCD 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- 👉 Giải GDCD 11 bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- 👉 Giải GDCD 11 bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- 👉 Giải GDCD 11 bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vài trò quản lí kinh tế của nhà nước
- 👉 Giải GDCD 11 bài 8: Chủ nghĩa xã hội
- 👉 Giải GDCD 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- 👉 Giải GDCD 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- 👉 Giải GDCD 11 bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
- 👉 Giải GDCD 11 bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
- 👉 Giải GDCD 11 bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
- 👉 Giải GDCD 11 bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh
- 👉 Giải GDCD 11 bài 15: Chính sách đối ngoại
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới