Giải lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)
Nội dung bài gồm:
- I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
- Câu 1: Những nét cơ bản về tình hình Việt Nam sau năm 1867?
- Câu 2: Thực dân đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?
- Câu 3: Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?
- Câu 4: Trình bày diễn biến của trận Cầu giấy năm 1873?
- Câu 5: Tại sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất?
- Câu 6: Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?
- Câu 7: Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi ....
- Câu 8: Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng....
- II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
- Câu 1: Lập bảng nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước 1883 và 1884?
- Câu 2: Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế....
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Trả lời:
Những nét cơ bản về tình hình Việt Nam sau năm 1867:
- Về phía Pháp :
- Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự
- Đẩy mạnh bóc lột bằng tô thuế
- Cướp đoạt ruộng đất của dân
- Mở trường đào tạo tay sai
- Về phía triều đình:
- Tiếp tục chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời
- Vơ vét tiền của của dân để ăn chơi và bồi thường chiến phí => kinh tế sa sút, binh lực yếu. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc
Trả lời:
Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì theo những kế hoạch đã vạch ra từ trước.
Cuối 1872, chúng cho người gây rối ở Hà Nội nhằm tạo cơ hội can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.
Lấy cớ đó, Gác-ni-ê đã đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc.
Sau đó, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội ngày 20/11/1873. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương,, Ninh Bình và Nam Định.
Trả lời:
Quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc vì quân ta vũ khí thô sơ, triều đình chưa từng tổ chức kháng chiến cho nhân dân. Vì vậy, cuộc chiến đấu do Nguyễn Tri Phương chỉ huy chỉ diễn ra đơn lẻ và không nhận được sự hỗ trợ từ các nơi khác.
Trả lời:
Diễn biến trận Cầu Giấy:
Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.
Ngày 21/12/1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.
Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.
Kết quả: Gác –ni-ê và nhiều sĩ quan thực dân, binh lính của Pháp bị giết tại trận.
Trả lời:
Ngày 15/3/1874, triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất với thực dân Pháp.
Nguyên nhân triều đình Huế kí hiệp ước là do triều đình muốn bảo vẹ quyền lợi của giai cấp và dòng họ nên triều đình Huế đã trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Tuy nhiên, đó là một sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Nguyễn khiến cho chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.
Trả lời:
Âm mưu của Pháp là sau 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa. Do đó, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần hai vào năm 1882.
Diễn biến:
- Ngày 3/4/1882: quân Pháp do đại tá Ri –vi –e đổ bộ lên Hà Nội
- Ngày 25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư buộc tổng đốc Hoàng Diệu giao thành Hà Nội. Không đợi trả lời Pháp nổ súng tấn công.
- Quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành Hà Nội thất thủ Hoàng Diệu tự tử. Sau đó Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định...
Câu 7: Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi ....
Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883?
Trả lời:
Mặc dù, Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883 nhưng Pháp vẫn không nhượng bộ triều đình Huế vì: lúc đó triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng nhờ chiến thắng này mà địch sẽ rút quân. Nhân cơ hội vua Tự Đức mất, triều đình Huế đang lục đục, thực dân Pháp cho thêm viện binh tấn công thẳng vào Thuận An – cửa ngõ kinh thành Huế.
Câu 8: Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng....
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào?
Trả lời:
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp là vô cùng căm phẫn cả triều đình Huế lẫn bọn thực dân Pháp. Từ đó, khiến cho các phong trào kháng chiến chống Pháp được nổ ra liên tục và mạnh mẽ hơn. Các quan lại triều đình ở các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Trả lời:
Hiệp ước 1883 |
Hiệp ước 1884 |
|
|
Câu 2: Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế....
Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
Trả lời:
Từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta năm 1858 đến năm 1884, triều đình Huế đã kí với chúng tất cả 4 bản hiệp ước để thỏa hiệp.
Bản hiệp ước đầu tiên là hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, triều đình Huế đã thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...
Tiếp đến, bản hiệp ước Giáp Tuất 1874, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...
Đến hiệp ước Hác-măng 1883, triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
Cuối cùng, đến hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884, triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
Như vậy, qua mỗi một hiệp ước, chúng ta điều lần lượt nhượng bộ cho Pháp. Từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.
Xem thêm lời giải Giải môn Lịch sử lớp 8
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 5: Công xã Pa -ri 1871
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX.
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XX
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921)
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1921 -1941)
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939)
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh (1918 – 1939)
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 22: Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 26: phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 27: khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 28: trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- 👉 Giải lịch sử 8 bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
- 👉 Giải lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới