Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 1 - Toán 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Toán 8

Đề bài

Bài 1 (2 điểm)Thực hiện các phép tính:

  1. \(2xy\left( {x + 2y} \right)\)
  2. \(\left( {x + 1} \right)\left( {2x - 1} \right)\)
  3. \(10{x^4}{y^3}:6{x^2}{y^2}\)
  4. \(\left( {{x^3} - 8} \right):\left( {{x^2} + 2x + 4} \right)\)

Bài 2 (2 điểm)Phân tích đa thức thành nhân tử:

  1. \(2x{y^2} - 4y\)
  2. \({x^2}y - 6xy + 9y\)
  3. \({x^2} + x - {y^2} + y\)
  4. \({x^2} + 4x + 3\)

Bài 3 (2,5 điểm)Cho biểu thức: \(P = \dfrac{{2{x^2} - 1}}{{{x^2} + x}} - \dfrac{{x - 1}}{x} + \dfrac{3}{{x + 1}}\)

  1. Rút gọn \(P\).
  2. Tìm x để \(P = 0\)
  3. Tính giá trị biểu thức \(P\) khi \(x\) thỏa mãn: \({x^2} - x = 0\).
  4. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(Q = \dfrac{1}{{{x^2} - 9}}.P\)

Bài 4 (3,5 điểm) Cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A,\,AB = 6\,cm,\,AC = 8\,cm\). Gọi \(M\) là trung điểm của đoạn \(BC\). Điểm \(D\) đối xứng với \(A\)  qua \(M\).

  1. Chứng minh tứ giác \(AB{\rm{D}}C\) là hình chữ nhật. Tính diện tích hình chữ nhật \(AB{\rm{D}}C\).
  2. Kẻ \(AH \bot BC\left( {H \in BC} \right)\), gọi \(E\) là điểm đối xứng với \(A\)  qua \(H\). Chứng minh: \(HM//DE\) và \(HM = \dfrac{1}{2}DE\).
  3. Tính tỉ số \(\dfrac{{{S_{AHM}}}}{{{S_{A{\rm{ED}}}}}}\).
  4. Chứng minh tứ giác \(BC{\rm{D}}E\) là hình thang cân.

LG bài 1

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}1)\,\,2xy\left( {x + y} \right) = 2{x^2}y + 2x{y^2}\\2)\,\left( {x + 1} \right)\left( {2x - 1} \right) = 2{x^2} - x + 2x - 1 = 2{x^2} + x - 1\\3)\,\,10{{\rm{x}}^4}{y^3}:6{{\rm{x}}^2}{y^2} = \dfrac{{10}}{6}.{x^{4 - 2}}.{y^{3 - 2}} = \dfrac{5}{3}{x^2}y\\4)\;\;\left( {{x^3} - 8} \right):\left( {{x^2} + 2x + 4} \right) \\= \left( {x - 2} \right)\left( {{x^2} + 2x + 4} \right):\left( {{x^2} + 2x + 4} \right) \\= x - 2.\end{array}\)


LG bài 2

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}1)\,\,2x{y^2} - 4y = 2y\left( {xy - 2} \right)\\2)\,\,{x^2}y - 6xy + 9y = y\left( {{x^2} - 6x + 9} \right) = y{\left( {x - 3} \right)^2}\\3)\,\,{x^2} + x - {y^2} + y = \left( {{x^2} - {y^2}} \right) + \left( {x + y} \right)\\ = \left( {x + y} \right)\left( {x - y} \right) + \left( {x + y} \right)\\ = \left( {x + y} \right)\left( {x - y + 1} \right)\\4)\,\,{x^2} + 4{\rm{x}} + 3 = {x^2} + 4{\rm{x}} + 4 - 1 \\= {\left( {x + 2} \right)^2} - 1\\ = \left( {x + 2 + 1} \right)\left( {x + 2 - 1} \right)\\ = \left( {x + 3} \right)\left( {x + 1} \right)\end{array}\)


LG bài 3

Lời giải chi tiết:

\(P = \dfrac{{2{x^2} - 1}}{{{x^2} + x}} - \dfrac{{x - 1}}{x} + \dfrac{3}{{x + 1}}\)

Điều kiện xác định: \(\left\{ \begin{array}{l}x \ne 0\\x + 1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne 0\\x \ne  - 1\end{array} \right.\)

\(\begin{array}{l}1)\,\,P = \dfrac{{2{x^2} - 1}}{{{x^2} + x}} - \dfrac{{x - 1}}{x} + \dfrac{3}{{x + 1}} \\= \dfrac{{2{x^2} - 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} - \dfrac{{x - 1}}{x} + \dfrac{3}{{x + 1}}\\ = \dfrac{{2{x^2} - 1 - \left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right) + 3x}}{{x\left( {x + 1} \right)}}\\ = \dfrac{{2{x^2} - 1 - {x^2} + 1 + 3{\rm{x}}}}{{x\left( {x + 1} \right)}}\\ = \dfrac{{{x^2} + 3x}}{{x\left( {x + 1} \right)}}\\ = \dfrac{{x\left( {x + 3} \right)}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \dfrac{{x + 3}}{{x + 1}}.\end{array}\)

\(2)\,\,P = 0 \Leftrightarrow \dfrac{{x + 3}}{{x + 1}} = 0 \)

\(\Leftrightarrow x + 3 = 0 \Leftrightarrow x =  - 3\left( {tm} \right)\)

Vậy với \(x =  - 3\) thì \(P = 0.\)

\(3)\,\,{x^2} - x = 0 \Leftrightarrow x\left( {x - 1} \right) = 0\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x - 1 = 0\end{array} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\;\;\left( {ktm} \right)\\x = 1\;\;\left( {tm} \right)\end{array} \right.\)

Thay \(x = 1\) vào biểu thức \(P\) ta được: \(\dfrac{{x + 3}}{{x + 1}} = \dfrac{{1 + 3}}{{1 + 1}} = 2\).

4) Ta có: \(Q = \dfrac{1}{{{x^2} - 9}}.P = \dfrac{1}{{{x^2} - 9}}.\dfrac{{x + 3}}{{x + 1}} \)

\(= \dfrac{{x + 3}}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x + 3} \right)\left( {x + 1} \right)}} \)

\(= \dfrac{1}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x + 1} \right)}} = \dfrac{1}{{{x^2} - 2x - 3}}\)

\( \Rightarrow Q\) đạt giá trị lớn nhất \( \Leftrightarrow \left( {{x^2} - 2x - 3} \right)\) đạt giá trị nhỏ nhất.

Ta có: \({x^2} - 2x - 3 = {x^2} - 2x + 1 - 4 = {\left( {x - 1} \right)^2} - 4\).

Vì \({\left( {x - 1} \right)^2} \ge 0\,\,\forall x\)

\(\Rightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} - 4 \ge  - 4\,\,\forall x \)

\(\Rightarrow \dfrac{1}{{{x^2} - 2x - 3}} \le  - \dfrac{1}{4}\)

\( \Rightarrow Q\;\;\max  =  - \dfrac{1}{4} \Leftrightarrow x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = 1\;\;\left( {tm} \right).\)

Vậy \(Max\;Q =  - \dfrac{1}{4}\;\;khi\;\;x = 1.\)


LG bài 4

Lời giải chi tiết:

1.Xét tứ giác \(AB{\rm{D}}C\) có \(A{\rm{D}}\) và \(BC\) cắt nhau tại trung điểm \(M\) của mỗi đường (gt)

\( \Rightarrow AB{\rm{D}}C\) là hình bình hành (dhnb)

Lại có \(\angle BAC = {90^0}\left( {gt} \right) \Rightarrow \) hình bình hành \(AB{\rm{D}}C\) là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

Ta có: \({S_{AB{\rm{D}}C}} = AB.AC = 6.8 = 48\,c{m^2}\)

2.Xét \(\Delta A{\rm{D}}E\) có \(H,\,M\)là trung điểm của \(A{\rm{E}}\) và \(A{\rm{D}}\) (gt)

\( \Rightarrow HM\) là đường trung bình của \(\Delta A{\rm{D}}E\) (dhnb)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}HM = \dfrac{1}{2}DE\\HM//DE\end{array} \right.\) (tính chất)

3.Xét \(\Delta A{\rm{D}}E\) có: \(MH//DE\left( {cmt} \right) \Rightarrow \dfrac{{AM}}{{A{\rm{D}}}} = \dfrac{{AH}}{{A{\rm{E}}}} = \dfrac{{MH}}{{DE}}\) (định lý Ta-lét)

\(\Delta AHM \sim \Delta A{\rm{ED}}\left( {c - c - c} \right) \)

\(\Rightarrow \dfrac{{{S_{AHM}}}}{{{S_{A{\rm{ED}}}}}} = {\left( {\dfrac{{HM}}{{DE}}} \right)^2} = \dfrac{1}{4}\;\;\;\left( {dpcm} \right).\)

4.Ta có: \(MH//DE\left( {cmt} \right) \Rightarrow BC//DE \Rightarrow BC{\rm{D}}E\) là hình thang (dhnb)

Xét \(\Delta ABE\) có: \(BH\) vừa là trung tuyến vừa là đường cao nên \(\Delta ABE\)là tam giác cân tại B (dhnb)

\( \Rightarrow BH\) là phân giác của \(\angle ABE\) (tính chất)

\( \Rightarrow \angle ABC = \angle CBE\) (tính chất tia phân giác)

Mà \(\angle ABC = \angle BC{\rm{D}}\) (so le trong)

\( \Rightarrow \angle CBE = \angle BC{\rm{D}}\)\( \Rightarrow \) hình thang \(BC{\rm{D}}E\) là hình thang cân (dhnb). 

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Toán 8 tại Xemloigiai.com

Xemloigiai.com

 

Xem thêm lời giải Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8

Đề thi kiểm tra môn toán lớp 8 có đáp án với đầy đủ đề kiểm tra 15 phút, 45 phút các chương, các bài, đề thi học kì 1, học kì 2,

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.