Giải địa lí 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ - trang 113 địa lí 7. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Sự phân bố dân cư

Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận:

  • Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: Hệ thống núi trẻ cao, đồ sộ dài 9.000 km, cao trung bình 3.000 – 4.000 m.
  • Miền đồng bằng ở giữa: Là đồng bằng rộng lớn, trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi.
  • Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: Gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo, núi già A-pa-lat.

2. Sự phân hóa khí hậu

  • Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam và Tây – Đông
    • Bắc Mĩ có các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
    • Kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.
    • Trong mỗi đới khí hậu đều có sự phân hóa theo chiều Tây  - Đông.
  • Sự phân hóa khí hậu theo độ cao
    • Thể hiện ở miền núi trẻ Cooc – đi- e.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Dựa vào hình 36.3, cho biết kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất?

Trả lời:

Ở Bắc Mĩ, khí hậu rất đa dạng với nhiều kiểu khác nhau như khí hậu ôn đới, khí hậu nhiệt đới, khí hậu núi cao hay khí hậu cận nhiệt đới…

Trong số đó, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

Câu 2: Quan sát các hình 36.2 và 36.3, giải thích tại sao có sự khác biệt....

Quan sát các hình 36.2 và 36.3, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì?

Trả lời:

Quan sát biểu đồ ta thấy, ở phần phía Tây và phần phía Đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu. Cụ thể ở phía Tây thuộc khí hậu núi cao trong khi đó ở phía Đông thuộc khí hậu ôn đới.

Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì:

  • Phía Tây kinh tuyến 100°T là hệ thông Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng Tây - Đông, nên ở các sườn phía Đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn.
  • Phía Đúi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1:  Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

Trả lời:

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

  • Phía Tây là dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
  • Ở giữa là miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
  • Phía Đông là miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Câu 2: Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó.

Trả lời:

Khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa rất đa dạng.

Thứ nhất là sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam

  • Đi từ Bắc xuống Nam, Bắc Mĩ có các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. Trong đó, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.
  • Nguyên nhân: Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam

Thứ hai là sự phân hóa khí hậu theo chiều Tây – Đông

  • Lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
  • Nguyên nhân: Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông – tây.

Ngoài ra, Bắc Mĩ còn có sự phân hóa khí hậu theo độ cao. Điều này được thể hiện rõ ở miền núi trẻ Cooc – đi- e.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 7

Soạn bài địa lí lớp 7, giải địa lí lớp 7, làm bài tập bài thực hành địa lí 7. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 7. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm