Giải địa lí 7 bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ - trang 126 địa lí 7. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 7 bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Khái quát tự nhiên

  • Diện tích: 20,5 triệu Km2
  • Bao gồm: eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti.

  • Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió Tín phong Đông Bắc thổi thường xuyên.
  • Eo đất Trung Mĩ
    • Phần lớn là núi và cao nguyên
    • Có nhiều núi lửa hoạt động
    • Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
  • Quần đảo Ăng ti
    • Có hình vòng cung
    • Các đảo có nhiều núi cao
    • Đồng bằng ven biển
  • Khí hậu và thực vật phân hóa từ Đông sang Tây

b. Khu vực Nam Mĩ

Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình

  • Phía Tây:
    • Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.
    • Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.
  • Ở giữa:
    • Rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata
    • Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
  • Phía Đông:
    • Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.
    • Rừng rậm nhiệt đới ẩm.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Quan sát hình 41.1, cho biết Trung và Nam Mĩ giáp các biển và đại dương nào?

Trả lời:

Quan sát hình 41.1 ta thấy, Trung và Nam Mĩ tiếp giáp với

  • Biển Ca-ri-bê
  • Thái Bình Dương
  • Đại Tây Dương.

Câu 2: Quan sát hình 41.1 và các kiến thức đã học, cho biết:

  • Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ảng-ti nằm trong môi trường nào?
  • Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì? Thổi theo hướng nào?

Trả lời:

  • Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti chủ yếu nằm trong môi trường nhiệt đới.
  • Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió Tín phong trên biển, thổi theo hướng đông nam

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Trả lời:

Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có 3 phần:

  • Phía Tây:
    • Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.
    • Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.
  • Ở giữa:
    • Địa hình rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata
    • Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
  • Phía Đông:
    • Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.
    • Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới ẩm.

Câu 2: So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.

Trả lời:

  • Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
  • Khác nhau :
    • Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
    • Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
    • Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 7

Soạn bài địa lí lớp 7, giải địa lí lớp 7, làm bài tập bài thực hành địa lí 7. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 7. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm