Giải địa lí 7 bài 52: Thiên nhiên châu Âu (Tiếp theo)

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 52: Thiên nhiên châu Âu (Tiếp theo) - trang 156 địa lí 7. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 7 bài 52: Thiên nhiên châu Âu (Tiếp theo) nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

3. Các môi trường tự nhiên

a. Môi trường ôn đới hải dương

  • Phân bố: các nước ven biển Tây Âu
  • Nhiệt độ trên 0°C, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.
  • Mưa quanh năm khoảng 800 -1000mm/năm
  • Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng
  • Thực vật chủ yếu là rừng lá rộng phát triển.

b. Môi trường ôn đới lục địa

  • Phân bố ở khu vực Đông Âu
  • Có mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có tuyết rơi.
  • Mưa chủ yếu vào mùa hạ
  • Sông nhiều nước vào mùa xuân-hạ, mùa đông đóng băng.
  • Thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam. Rừng (lá kim) và thảo nguyên chiếm ưu thế.

c. Môi trường Địa Trung Hải

  • Phân bố các nước Nam Âu ven Địa Trung Hải
  • Mùa hạ nóng, mùa mưa không lạnh lắm
  • Mưa chủ yếu vào mùa thu – đông
  • Sông nhắn và dốc, nhiều nước vào mùa thu – đông, mùa hạ ít nước.
  • Thực vật chủ yếu là rùng thưa, cây bụi lá cứng xanh quanh năm.

d. Môi trường núi cao

  • Phân bố miền núi trẻ phía Nam
  • Nhiệt độ thay đổi theo độ cao
  • Mưa nhiều ở các sườn đón gió phía Tây
  • Thực vật có nhiều vành đai khác nhau, thay đổi theo độ cao.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1:Quan sát hình 52.1, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương.

Trả lời:

 Quan sát hình 52.1, nhận xét:
  • Nhiệt độ cao nhất vào tháng VII với khoảng 18°c.
  • Nhiệt độ thấp nhất vào tháng I với khoảng 8°c.
  • Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 10°C
  • Mùa mưa nhiều: tháng X đến tháng I năm sau.
  • Mùa mưa ít hơn: tháng II đến tháng IX.
  • Tổng lượng mưa: 820mm.

=>Khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát; mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0°C; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 - 1000mm/năm).

Câu 2: Quan sát hình 52.2, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa.

Trả lời:

Quan sát hình 52.2, nhận xét:

  • Nhiệt độ cao nhất vào tháng VII với khoảng 20°c.
  • Nhiệt độ thấp nhất vào tháng I với khoảng -12°c.
  • Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 32°c.
  • Mùa mưa nhiều: tháng V đến tháng X.
  • Mùa khô: tháng XI đến tháng IV năm sau.
  • Tổng lượng mưa: 443mm.

=>Khí hậu ôn đới lục địa: mùa hạ nóng; mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0°c, ở nhiều nơi có tuyết rơi và sông đóng băng; mưa quanh năm và lượng mưa nhỏ (từ 400 đến 600mm/năm).

Câu 3: Quan sát hình 52.4, cho biết trên dãy An-pơ có bao nhiêu đai ...

Quan sát hình 52.4, cho biết trên dãy An-pơ có bao nhiêu đai thực vật? Mỗi đai bắt đầu và kết thúc ở độ cao nào?

Trả lời:

Quan sát hình 52.4 ta thấy, dãy An-pơ có 4 đai thực vật, cụ thể là:

Dưới 800m: đồng ruộng và làng mạc.

  • 800 - 1.800m: rừng hỗn giao.
  • 1.800 - 2.200m: rừrig lá kim.
  • 2.200 - 3.000m: đồng cỏ núi cao.

Bắt đầu trên 3000m trở lên là băng tuyết vĩnh viễn.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu...

So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.

Trả lời:

So sánh khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa:

  • Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:
    • Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.
    • Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC
  • Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải:
    • Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Nên mùa hè ẩm ướt.
    • Khí hậu địa trung hải : Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa.

Câu 2: Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang đông?

Trả lời:

Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa từ tây sang đông. 

  • Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu Châu Âu thêm ấm áp về mùa đông, quanh năm gió tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực đông và đông nam Châu Âu.
  • Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, vào sâu phía đông và đông nam, ảnh hưởng của biển và gió tây ôn đới giảm dần. Vì thế, càng về phia tây, khí hậu Châu Âu càng ấm áp và mưa nhiều.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 7

Soạn bài địa lí lớp 7, giải địa lí lớp 7, làm bài tập bài thực hành địa lí 7. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 7. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm