Giải địa lí 7 bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo)

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo) - trang 128 địa lí 7. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 7 bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo) nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

2. Sự phân hóa tự nhiên

a. Khí hậu

  • Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất
  • Nguyên nhân:
    • Lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến gần đầu vòng cực Nam
    • Có hệ thống núi đồ sộ ở phía Tây
    • Kiểu khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn.

b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

  • Rừng Xích đạo xanh quanh năm: Đồng bằng sông A-ma-zôn.
  • Rừng rậm nhiệt đới: Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
  • Rừng thưa – Xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
  • Thảo nguyên Pampa: Đồng bằng Pam-pa.
  • Hoang mạc, bán hoang mạc: Đồng bằng ven biển Tây An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a
  • Tự nhiên thay đổi từ Bắc -> Nam, từ chân -> đỉnh núi: miền núi An-đét.
  • Thiên nhiên phong phú và đa dạng cần bảo vệ.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Quan sát hình 42.1, cho biết:

  • Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào?
  • Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

Trả lời:

Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ:

  • Khí hậu xích đạo
  • Khí hậu cận xích đạo
  • Khí hậu nhiệt đới
  • Khí hậu cận nhiệt đới
  • Khí hậu ôn đới

Trong mỗi đới khí hậu, do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển lạnh và gió, bão, nên chia ra các kiểu khí hậu: nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, khí hậu núi cao; cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải dương; ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.

Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ảng-ti:

  • Nam Mĩ: có đầy đủ các đới và kiểu khí hậu nêu trên.
  • Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: chỉ có khí hậu xích đạo và khí hậu nhiệt đới.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Quan sát hình 41.1 và 42.1, nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ?....

Quan sát hình 41.1 và 42.1, nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ? Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình?

Trả lời:

Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ là:

  • Khí hậu xích đạo
  • Khí hậu cận xích đạo
  • Khí hậu nhiệt đới
  • Khí hậu cận nhiệt đới
  • Khí hậu ôn đới

Mối quan hệ giữa sự phân bố kiểu khí hậu này với dự phân bố địa hình:

  • Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới.
  • Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).
    • Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.
    • Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.

Câu 2: Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ?

Trả lời:

Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ:

  • Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn. 
  • Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
  • Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin
  • Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
  • Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
  • Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
  • Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.

Câu 3: Quan sát hình 41.1 và hình 42.1, giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây....

Quan sát hình 41.1 và hình 42.1, giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây của An-đét lại có hoang mạc.

Trả lời:

Sở dĩ, dải đất duyên hải phía Tây của dãy An –đét lại có hoang mạc là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là dòng biển chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 7

Soạn bài địa lí lớp 7, giải địa lí lớp 7, làm bài tập bài thực hành địa lí 7. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 7. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm