Bài 1. Công việc trong gia đình Thực hành hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 - Cánh diều

Em hãy xác định các nhu cầu của bản thân theo gợi ý dưới đây. Giả sử em có 100.000 đồng để chi tiêu trong một tuần. Hãy lập kế hoạch chi tiêu với khoản tiền đó. Hãy ghi các câu tục ngữ, danh ngôn về chi tiêu thông minh vào các ô dưới đây. Hãy lựa chọn một câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn về tiêu dùng thông mình mà em tâm đắc. Phân tích và giải thích vì sao em chọn câu đó. Hãy liệt kê các công việc trong gia đình cần làm hằng ngày. Đánh dấu X vào ô tương ứng với những công việc em đã làm và sẽ l

Bài làm:

Câu 1

Em hãy xác định các nhu cầu của bản thân theo gợi ý dưới đây:

- Liệt kê những nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Ví dụ: Ăn uống, đi lại, xem phim,...

- Sắp xếp các nhu cầu đó theo hình kim tự tháp, sao cho nhu cầu cần thiết nhất sẽ là đáy của kim tự tháp. Nhu cầu ít cần thiết nhất sẽ nằm ở đỉnh của kim tự tháp.

- So sánh tháp nhu cầu của mình với các bạn khác. Giải thích với bạn tại sao em sắp xếp tháp nhu cầu như vậy.

 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân, suy nghĩ về các nhu cầu của bản thân và sắp xếp nó hợp lý. Sau đó chia sẻ với các bạn.  

Lời giải chi tiết:

Đỉnh tháp

Xem phim: Thỉnh thoảng khi có thời gian rảnh.

 

Sở thích: Có thời gian dành cho sở thích để thư giãn.

 

Tập thể dục: Rèn luyện sức khỏe.

 

Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí: Bổ sung dinh dưỡng, có sức khỏe.

 

Trò chuyện cùng gia đình: Để mọi người có thể gắn kết hơn.

Đáy tháp

Học tập: Vì với học sinh, học tập là quan trọng nhất. 


Câu 2

Giả sử em có 100.000 đồng để chi tiêu trong một tuần. Hãy lập kế hoạch chi tiêu với khoản tiền đó: 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và đưa ra kế hoạch chi tiêu hợp lí. 

Lời giải chi tiết:

STT

Các khoản chi tiêu

Dự tính số tiền

Tỉ lệ % so với tổng

1

Ăn sáng

40.000

40%

2

Mua đồ dùng học tập

30.000

30%

3

Mua quà vặt

10.000

10%

4

Bỏ vào lợn tiết kiệm 

20.000

20%

 

Tổng 

100.000

 


Câu 3

a. Hãy ghi các câu tục ngữ, danh ngôn về chi tiêu thông minh vào các ô dưới đây:

b. Hãy lựa chọn một câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn về tiêu dùng thông minh mà em tâm đắc. Phân tích và giải thích vì sao em chọn câu đó. 

Phương pháp giải:

Em sưu tầm các các tục ngữ, danh ngôn trên sách, báo, tạp chí,...

Em lựa chọn câu mình thích và nói lên cảm xúc của mình. 

Lời giải chi tiết:

a. Các câu tục ngữ, danh ngôn về chi tiêu thông minh là:

- Nên ăn có chừng, dùng có mực.

- Tích tiểu thành đại.

- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

- Khi lành để dành khi đau.

- Làm người phải biết tiện tần

Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.

- Heo kia chẳng vỗ thời to

Từng xu góp lại thành kho lúc nào.

- Tiết kiệm là một nghệ thuật lớn hơn cả việc kiếm tiền. – Ngạn ngữ Đức.

- Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu. – Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kì.

b. Một câu mà em tâm đắc nhất là: Nên ăn có chừng, dùng có mực.

Vì câu tục ngữ này là lời khuyên cũng như nhắc nhở ta nên ăn uống vừa đủ, tiêu xài vừa tầm theo căn bản đặt ra thì mới mong có dư để tương lai tránh khỏi nhiều điều rủi ro.  


Câu 4

Hãy liệt kê các công việc trong gia đình cần làm hằng ngày. Đánh dấu X vào ô tương ứng với những công việc em đã làm và sẽ làm trong bảng sau:

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

STT

Các công việc

Đã làm

Sẽ làm

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Quét nhà

X

 

Sáng, tối

 

2

Gấp quần áo

X

 

Chiều tối

 

3

Rửa bát

X

 

Tối

 

4

Lau bàn ghế

 

X

Ngày nghỉ

 

5

Dọn dẹp góc học tập

X

 

Sau khi học bài

 

6

Nấu cơm

 

X

Sau khi đi học về

 

7

Chăm sóc vườn cây 

 

X

Ngày nghỉ

 


Câu 5

a. Hãy bổ sung các tình huống và nêu cách giải quyết của em với những vấn đề nảy sinh trong gia đình sau:

b. Em mong muốn mình có thêm hiểu biết và kĩ năng gì để giải quyết tốt hơn với các vấn đề nảy sinh trong gia đình? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và tự liên hệ bản thân để giải quyết tình huống. 

Lời giải chi tiết:

a. 

Tình huống

Cách giải quyết

Bố hoặc mẹ đi làm về mệt mỏi. 

Em chủ động quan tâm bố mẹ bằng việc phụ giúp mẹ công việc nhà, nấu cơm cho bố mẹ, sau đó tự giác học bài, không làm phiền bố mẹ nghỉ ngơi.

Em hoặc anh (chị, em) của em không chịu học bài làm bố mẹ buồn.

+ Nếu em làm bố mẹ buồn: Em sẽ xin lỗi bố mẹ. Sau đó tự giác đi học bài.

+ Nếu anh (chị, em) làm bố mẹ buồn: Em sẽ khuyên giải nhẹ nhàng, chủ động cùng học bài, giúp đỡ anh (chị, em) của em có cảm hứng học tập. Đồng thời bản thân em luôn cố gắng học tập chăm chỉ để làm gương.

Em hoặc anh (chị, em) của em không làm việc nhà khiến bố mẹ không vui.

+ Nếu em làm bố mẹ không vui: Em sẽ xin lỗi bố mẹ và sửa sai bằng cách làm việc nhà để bố mẹ vui.

+ Nếu anh (chị, em) của em làm bố mẹ không vui: Em sẽ chủ động làm việc nhà để làm gương và rủ anh (chị,em) của mình làm cùng. Em cũng sẽ khuyên giải cho anh (chị, em) hiểu rằng làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ là việc tốt.

Khi anh em gặp chuyện buồn.

Em sẽ đến nói chuyện, an ủi anh và cùng tìm ra hướng giải quyết vấn đề.

Khi anh chị em có xích mích.

Cùng ngồi xuống nói chuyện với nhau để giải quyết vấn đề.

b. Để giải quyết tốt hơn các vấn đề nảy sinh trong gia đình, em mong muốn mình có thêm:

- Hiểu biết: hiểu về các thói quen, sở thích của các thành viên trong gia đình để tránh xảy ra mẫu thuẫn.

- Kĩ năng: rèn luyện thêm kĩ năng điều hòa cảm xúc, để có thể bình tĩnh giải quyết vấn đề nảy sinh trong ra đình. 


Câu 6

Liệt kê những khó khăn khi làm việc nhà mà em đã gặp phải hoặc em đã được biết. Tìm kiếm cách xử lí các khó khăn đó và điền vào bảng sau: 

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Các khó khăn

Cách xử lý

Không làm hết được những việc cần làm trong ngày.

Cần lập ra thời gian biểu để có thể phân chia công việc hợp lí.

Gương bị bẩn.

Phải lau bằng nước lau kính.

Lau nhà

Phải quét hết bụi bẩn trước khi lau nhà, lau bằng nước lau sàn.

Bị thương khi làm việc nhà.

Cần tập trung, cẩn thận, sử dụng đồ bảo hộ nếu cần.

Rửa bát. 

Cần cẩn thận, sử dụng nước rửa bát.

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải Thực hành Trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Cánh diều

Để học tốt Thực hành Trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Cánh diều, loạt bài giải bài tập Thực hành Trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Cánh diều đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm