Bài 3. Siêng năng, kiên trì - trang 15 SBT Giáo dục công dân 6 - Cánh diều

Việc làm nào dưới đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì. Tính siêng năng, kiên trì của các nhân vật được biểu hiện như thế nào qua các hình ảnh dưới đây. Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi. Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I sao cho tương ứng với mỗi biểu hiện ở cột II. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tính siêng năng, kiên trì. Em nhận xét thế nào về bạn Mai trong tình huống trên. Tính siêng năng, kiên trì đã mang lại điều gì cho bạn Mai. Vì sao Quang luôn thức dậy đi học đúng giờ tron

Bài làm:

Câu 1

Việc làm nào dưới đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Dù trời mưa gió, bao giờ Dung cũng đi học đúng giờ.

B. Gặp bài Toán, bao giờ Hạnh cũng giở sách giải bài tập ra trước.

C. Khi được nhắc nhở, Tùng mới tham gia lao động tập thể.

D. Dũng rất tích cực chơi trò chơi điện tử một mình.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đáp án để chọn ra việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì.

Lời giải chi tiết:

Việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì là Dù trời mưa gió, bao giờ Dung cũng đi học đúng giờ.


Câu 2

Tính siêng năng, kiên trì của các nhân vật được biểu hiện như thế nào qua các hình ảnh dưới đây?

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các hình ảnh và cho biết những nhân vật trong hình ảnh đó đang thực hiện việc làm gì?

Lời giải chi tiết:

- Hình 1: Các bạn học sinh đang lội suối đến trường.

- Hình 2: Các cô công nhân may đang miệt mài làm ra các sản phẩm.

- Hình 3: Các chú bộ đội biên phòng đang ngày đêm canh gác biên giới.

- Hình 4: Bạn nhỏ đang chăm chỉ học tập.

- Hình 5: Các bác nông dân đang lội nước ngập để thu hoạch lúa.


Câu 3

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi

CHIẾC RÌU CỦA NGƯỜI TIỀU PHU

 

Trên núi có một tiều phu đốn củi kiếm sống, phải khó khăn lắm anh mới dựng được ngôi nhà gỗ nhỏ để có thể che gió, che mưa.

Một ngày, anh mang củi đã đốn được đi vào trong thành đổi lấy hàng hóa, mãi tới xế chiều mới về đến nhà, thì phát hiện nhà của mình đang bị cháy.

Hàng xóm đều chạy đến giúp anh ta dập lửa, nhưng vì trời đã chạng vạng tối mà gió lại thổi rất mạnh, nên không thể dập được đám cháy. Mọi người đều hết cách, chỉ biết đứng một bên nhìn ngọn lửa thiêu đốt căn nhà gỗ.

Khi lửa đã tắt, anh tiều phu tay cầm một cây gậy, đi vào căn nhà đã cháy rụi không ngừng lục bới tìm kiếm.

Người đứng ngoài xem đều cho rằng anh ta đang tìm bảo vật gì đó, nên đều rất tò mò đứng quan sát.

Sau nửa ngày, anh tiều phu cuối cùng hưng phấn hô lên: “Tôi tìm thấy rồi, tôi tìm thấy rồi!”.

Những người hàng xóm nghe thấy thế đều nhao nhao nhìn về trước xem rốt cuộc đó là cái gì, nhưng chỉ thấy tay anh ta đang cầm cái rìu sắt. Anh tiều phu tràn đầy tự tin nói: “Chỉ cần có cái rìu này, tôi có thể làm một ngôi nhà mới kiên cố, vững chắc hơn.”

Theo em, câu nói của người tiều phu cho thấy anh là người như thế nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu chuyện, tìm câu nói của người tiều phu và cho biết nó có ý nghĩa gì?

Câu nói của người tiều phu: “Chỉ cần có cái rìu này, tôi có thể làm một ngôi nhà mới kiên cố, vững chắc hơn”

Lời giải chi tiết:

Câu nói của người tiều phu cho thấy anh là người có tính siêng năng và kiên trì. Mặc dù cả căn nhà của anh đã bị cháy nhưng anh vẫn rất lạc quan, chỉ cần tìm thấy chiếc rìu thì anh sẽ có thể đốn được nhiều gỗ làm nhà.


Câu 4

Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I sao cho tương ứng với mỗi biểu hiện ở cột II.

I

II

A. Dương chưa đi ngủ nếu chưa học bài xong

1. Siêng năng

B. Thấy bài tập khó, Minh thường xem ngay lời giải.

2. Kiên trì

C. Dù thời tiết xấu, Long chưa bao giờ đi học muộn

D. Thấy học môn Khoa học tự nhiên khó, Nga thường hay ca thán, chỉ học cho qua

3. Nản chí

E. Hiệp tập thể dục thường xuyên vào mỗi buổi sáng.

G. Ngoài giờ học, Ngân thường giúp bố mẹ làm công việc ở nhà

4. Lười biếng

H. Dù không có năng khiếu ngoại ngữ, Vân vẫn quyết tâm học giỏi môn Tiếng Anh.

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các hành động, việc làm ở cột I và các biểu hiện ở cột II để nối cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

I

II

A. Dương chưa đi ngủ nếu chưa học bài xong

Siêng năng

B. Thấy bài tập khó, Minh thường xem ngay lời giải.

Lười biếng

C. Dù thời tiết xấu, Long chưa bao giờ đi học muộn

Siêng năng

D. Thấy học môn Khoa học tự nhiên khó, Nga thường hay ca thán, chỉ học cho qua

Nản chí

E. Hiệp tập thể dục thường xuyên vào mỗi buổi sáng.

Kiên trì

G. Ngoài giờ học, Ngân thường giúp bố mẹ làm công việc ở nhà

Siêng năng

H. Dù không có năng khiếu ngoại ngữ, Vân vẫn quyết tâm học giỏi môn Tiếng Anh.

Kiên trì


Câu 5

Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tính siêng năng, kiên trì?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Trời sinh voi, trời sinh cỏ.

B. Có chí thì nên.

C. Thua keo này bày keo khác.

D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

E. Kiến tha lâu đầy tổ.

G. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

H. Lá lành đùm lá rách.

I. Có công mài sắt có ngày nên kim.

K. Có chí làm quan, có gan làm giàu

L. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn

Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu ca dao, tục ngữ cho biết mỗi câu đó nói về điều gì? Từ đó chọn ra đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Theo em, những câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì là: B, C, D, E, I, K, L

B. Có chí thì nên.

C. Thua keo này bày keo khác.

D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

E. Kiến tha lâu đầy tổ.

I. Có công mài sắt có ngày nên kim.

K. Có chí làm quan, có gan làm giàu

L. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn

Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.


Câu 6

Mai sinh ra và lớn lên tại một vùng quê ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng như bao gia đình khác ở nông thôn, cuộc sống lao động của gia đình Mai còn nhiều vất vả. Sau mỗi buổi học, Mai thường phụ mẹ đi bán hàng, làm việc gia đình giúp đỡ mẹ. Tối đến, sau khi dọn hàng, nhiều hôm đã muộn nên Mai muốn đi nghỉ ngay, nhưng nghĩ đến nhiệm vụ học tập, Mai lại cố gắng học bài và làm bài đầy đủ. Từ lớp 1 đến lớp 6, Mai luôn cố gắng vượt qua khó khăn để học tốt, năm nào Mai cũng là học sinh giỏi.

a. Em nhận xét thế nào về bạn Mai trong tình huống trên?

b. Tính siêng năng, kiên trì đã mang lại điều gì cho bạn Mai?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ tình huống để đưa ra nhận xét và câu trả lời đúng.

Lời giải chi tiết:

a. Bạn Mai là một người con ngoan và cũng là một học sinh giỏi. Không chỉ giúp đỡ bố mẹ làm việc gia đình, Mai còn luôn nỗ lực trong học tập để đạt được kết quả tốt nhất. Bạn Mai là người có tính siêng năng và kiên trì.

b. Tính siêng năng, kiên trì đã mang lại cho bạn Mai kết quả học tập tốt. Từ lớp 1 đến lớp 6 bạn đều đạt học sinh giỏi.


Câu 7

Những ngày mùa Đông rét đậm, nhiều buổi sáng tỉnh giấc, nằm trong chăn mà Quang không muốn dậy. Trong những ngày này, lớp học thường thấy vắng hơn mọi ngày. Một số bạn trong lớp hay đi học muộn vì lí do “Trời rét”. Có bạn khuyên Quang hôm nào trời rét thì cũng có thể đi học muộn, vì có lí do chính đáng. Thế nhưng, nghĩ đến đi học, Quang quyết tâm dậy đúng giờ và không hôm nào đi học muộn.

a. Vì sao Quang luôn thức dậy đi học đúng giờ trong những ngày trời rét đậm?

b. Em học được điều gì từ bạn Quang?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ tình huống và đưa ra nhận xét, cách ứng xử phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Quang luôn thức dậy đi học đúng giờ trong những ngày trời rét đậm vì bạn ấy là một người siêng năng, không ngại thời tiết khắc nghiệt.

b. Em học được tính siêng năng, sự hiếu học của Quang


Câu 8

Có quan điểm cho rằng, người siêng năng, kiên trì sẽ thành công trong công việc và cuộc sống. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Em đồng ý với quan điểm người siêng năng, kiên trì sẽ thành công vì chỉ cần chúng ta cố gắng, nỗ lực thì mọi khó khăn đều sẽ đi qua, chúng ta sẽ đạt được những gì mà mình mong ước.


Câu 9

Tự liên hệ bản thân, em đã thể hiện tính siêng năng, kiên trì như thế nào trong học tập và lao động:

Biểu hiện siêng năng, kiên trì

Trong học tập

Trong lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Em liên hệ bản thân và tự nhận xét bản thân mình để hoàn thiện bảng.

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện siêng năng, kiên trì

Trong học tập

Trong lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Câu 10

Em hãy kể về một tấm gương siêng năng, kiên trì trong cuộc sống mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó.

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ và kể về tấm gương mà em cảm thấy ngưỡng mộ về sự siêng năng, kiên trì mà em biết. Từ câu chuyện của người đó, em hãy rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

Gần nhà em có gia đình nhà bạn L rất khó khăn. Cách đây 2 năm, bố L bị tai nạn giao thông, mất khả năng lao động. Mẹ L trở thành lao động chính trong nhà. Một mình mẹ L đi làm nuôi cả gia đình, lo tiền thuốc thang cho bố và tiền học cho 2 chị em L. Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng 2 chị em L không vì thế mà nản lòng. Ngoài giờ học, 2 chị em L phụ giúp mẹ làm việc nhà và làm thêm nghề thủ công để kiếm tiền. Thành tích học tập của 2 chị em L cũng rất tốt. Nhiều năm liền, cả 2 chị em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Qua tấm gương của 2 chị em L, em học được sự siêng năng, kiên trì và ý chí vượt lên mọi khó khăn. Chỉ cần chúng ta cố gắng thì sẽ đạt được những thành quả xứng đáng.

 Xemloigiai.com

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong bài: BÀI 3

Xem thêm lời giải SBT GDCD lớp 6 - Cánh diều

Để học tốt SBT GDCD lớp 6 - Cánh diều, loạt bài giải bài tập SBT GDCD lớp 6 - Cánh diều đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm