Bài soạn lớp 10: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Nội dung bài gồm:
- Tìm hiểu tác phẩm
- Câu 1: Bài 1, 2 a. Hai lời than thân mở đầu bằng Thân em như.. với âm điệu xót xa...
- Câu 2: Bài 3 a. Cách mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên?...
- Câu 3: Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ...
- Câu 4: Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao...
- Câu 5: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh...
- Câu 6: Qua chùm ca dao đã học, anh/chị thấy những biện pháp nghệ thuật...
- [Luyện tập] Câu 1: Tìm năm bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…’’ và phân biệt sắc thái ý nghĩa của chúng.
- [Luyện tập] Câu 2: Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn...
Tìm hiểu tác phẩm
- Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là những bài hát dân gian, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.
- Ca dao thường ngắn gọn, nhiều hình ảnh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống, hình thức đối lập, đối đáp mang đậm màu sắc thái dân gian.
- Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội, được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.
Câu 1: Bài 1, 2 a. Hai lời than thân mở đầu bằng Thân em như.. với âm điệu xót xa...
a. Hai lời than thân mở đầu bằng Thân em như.. với âm điệu xót xa ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?
b. Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau, Anh/chị cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh?
Trả lời:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trước gió biết vào tay ai
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem !
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
a. Hai lời than thân này đều có hình thức mở đầu là cụm từ "thân em như…." kèm theo một âm điệu ngậm ngùi, xót xa. Đây là lời của cô gái đang trong độ tuổi xuân thì. Họ khao khát hạnh phúc nhưng họ không tự quyết định được số phận và cuộc đời của mình. Bài ca dao là những ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
b. Sắc thái riêng của mỗi bài ca dao được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau
- Bài ca dao 1 mở đầu bằng “Thân em như…’’ với âm điệu xót xa, bùi ngụi. Đây là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ tự ví mình như “tấm lụa đào’’ – hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp và phơi phới tuổi xuân – nhưng họ mang thân phận phụ thuộc, không thể tự quyết định hạnh phúc của mình. Do vậy, tâm trạng của họ là vừa xót xa cho thân phận, vừa lo lắng, bất an cho tương lai của mình. Nỗi đau và nỗi lo đó được bộc lộ qua sự đối lập giữa hai dòng thơ: Thân em như tấm lụa đào (đẹp, hạnh phúc) /Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? (đau xót, lo lắng).
- Bài ca dao 2 là sự tự ý thức rõ hơn, và ở đây được nhấn mạnh đến giá trị thực của người con gái. Hình ảnh củ ấu gái: Ruột trong thì trắng / vỏ ngoài thì đen hay chính là những phẩm chất, tính nết tốt đẹp trong người con gái. Họ phải bộc bạch kĩ và mời mọc da diết (Ai ơi, nếm thử mà xem - Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi) vì giá trị của họ không được ai biết đến. Bài ca còn là lời mời mọc da diết của cô gái. Lời mời mọc ấy là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình. Và đó chính là nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người con gái trong xã hội cũ.
Câu 2: Bài 3 a. Cách mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên?...
a. Cách mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên? Anh/chị hiểu từ “ai” trong câu” ai làm chua xót lòng này, khế ơi” như thế nào?
b. Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao các tác giả lại lấy các hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa con người?
Trả lời:
a. Bài ca dao không mở đầu bằng: Trèo lên cây khế nửa ngày... (dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng từ một sự việc bên ngoài). Lối mở đầu này cũng đã thành môtíp trong ca dao: Trèo lên cây bưởi hái hoa..., Trèo lèn cây gạo cao cao... thường được dùng trong trường hợp người con trai thất tình, lỡ duyên.
Từ "Ai" ở đây là đại từ, có thể là cha mẹ hai bên ngăn cản, là những hủ tục phong kiến,hay có khi là chính người tình… Câu ca như lời trách móc, vì lí do nào đó khiến tình duyên đôi lứa lỡ dở. Nỗi buồn, nỗi chua xót dành cho người ở lại
Trong ca dao, mô típ dùng từ “ai” để chỉ các thế lực ép gả hay cản ngăn tình yêu nam nữ xuất hiện nhiều lần, ví như:
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay cao
b. Câu hỏi tu từ bật ra như lời ai oán, xót xa cho số phận. Tình duyên không thành nhưng tình nghĩa của người con trai vẫn trước sau không thay đổi. Tình nghĩa đó được ví như mặt trời, mặt trăng, các vì sao từ xưa đến nay vẫn thế.
- Nhân vật trữ tình đã lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trũ là cái to lớn, vĩnh hằng để nói lên tình nghĩa con người bền vững, thủy chung.
- Dẫu không đến được với nhau, tình yêu của chàng trai dành cho cô gái vẫn vẹn tròn. Chàng trai vẫn một lòng đợi chờ : “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời’’ Một hình ảnh so sánh thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Sao Vượt chờ trăng nhưng trăng và sao Vượt chẳng bao giờ gần nhau được. Tình cảm của chàng trai cũng thế. Duyên kiếp có thể, và đã dở dang không thành nhưng tình yêu thì mãi mãi vẫn còn, không thể đổi thay. Hình ảnh sao Vượt chờ trăng giữa trời là sự mỏi mòn chờ đợi, cái cô đơn của sự ngóng trông, nhưng chính vì thế, nó mới cao đẹp. Câu thơ như lời nhắn nhủ với người mình yêu, dù khó khăn, nhiều trở ngại nhưng tình cảm vẫn son sắt thủy chung.
Câu 3: Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ...
Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ người yêu. Bài ca dao đã diễn tả một cách thật cụ thể, gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Trả lời:
- Bài ca dao này đã diễn tả tình cảm thương nhớ của lứa đôi yêu nhau một cách tinh tế, gợi cảm thông qua các biểu tượng "khăn", "đèn", "mắt". Ở đây, "khăn", "đèn" được nhân hóa, còn "mắt" là phép hoán dụ để nói lên nhân vật trữ tình. Mượn biểu tượng "khăn", "đèn", "mắt" cô gái kín đáo, ý nhị bộc lộ tình cảm thương nhớ của mình đối với người yêu.
- Cái khăn được nói đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 dòng thơ (tức nửa bài ca). Đó là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người yêu, lại luôn luôn quấn quýt bên mình người con gái như cùng chia sẻ với họ trong niềm thương nhớ. Chiếc khăn chính là hình ảnh người con gái.
- Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng láy lại 6 lần từ “khăn” ở vị trí đầu câu và láy lại 3 lần “khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc, cùng với cách gieo vần (cả vần chân và vần lưng) tạo nên những láy âm trong thể văn bốn (ai và ắt) đã bộc lộ rõ nỗi niềm thương nhớ của cô gái.
- Hình ảnh chiếc khăn gắn với các động từ như: thương nhớ, rơi xuống, vắt lên, chùi nước mắt... nói lên tâm trạng ngổn ngang trăm mối của người con gái.
- Nỗi nhớ thương của cô gái còn thể hiện qua hình ảnh ngọn đèn - đó là nỗi nhớ được trải dài ra theo nhịp thời gian. Đèn chẳng tắt hay chính là ngọn lửa tình trong lòng cô gái đang thắp sáng suốt đêm thâu.
- Từ hình ảnh khăn, đèn đến hình ảnh ánh mắt là cả một sự đổi thay rất lớn. Đến đây, không còn cầm lòng được nữa, cô gái đã hỏi chính lòng mình: mắt thương nhớ ai? Các hình tượng vẫn là một mạch thống nhất về ý nghĩa. Các câu hỏi vẫn cứ được cất lên. Và câu trả lời chính là ở trong niềm thương nỗi nhớ của người con gái đang yêu.
- Những câu hỏi không có câu trả lời liên tiếp cất lên như nén chặt nỗi thương nhớ trong lòng, để rồi cuối cùng trào ra bằng một niềm lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình, ngổn ngang trăm mối tơ vò, bứt rứt không yên bởi trong lòng đang cồn cào nỗi thương nhớ người yêu.
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề...
Câu 4: Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao...
Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao để nói lên ước muốn mãnh liệt của nguời bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật này.
Trả lời:
- Uớc mong của đôi lứa được ở gần nhau là ước mơ chính đáng. Ca dao đã thể hiện ước mong đó một cách sâu sắc, duyên dáng. Cô gái ước mong "sông rộng một gang" để "bắc cầu dải yếm" cho chàng sang chơi.
- Chiếc cầu - dải yếm đích thực là cái cầu tình yêu trong ca dao. Bài ca dao còn độc đáo hơn ở chỗ nó là chiếc cầu do người con gái bắc cho người yêu mình trong sự ràng buộc hà khắc của lễ giáo phong kiến thời xưa. Nó táo bạo, mãnh liệt nhưng đằm thắm, đầy nữ tính bởi nó là cái dải yếm, cái vật cụ thể mềm mại luôn luôn quấn quýt bên thân hình người con gái: nó chính là người con gái!.Dải yếm nhỏ và mềm làm sao bắc thành cầu được, nhưng chính tình yêu của người con gái đã khiến nó trở nên bền vững để có thể bắc thành cái cầu tình cho “chàng sang chơi”.
- Trong nhiều câu ca dao, đôi lứa cũng thể hiện mong muốn gắn bó một cách tế nhị, sâu sắc như thế. Đó là những cây cầu tình yêu độc đáo và đẹp nhất, và chỉ có tư duy nghệ thuật dân gian thì mới sáng tạo ra được một cái cầu như thế.
Cách nhau có một con đầm
Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang.
Cành trầm lá dọc lá ngang
Đố người bèn ấy bước sang cành trầm.
Gần đây mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Câu 5: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh...
Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng. Phân tích ý nghĩa biểu tương và giá trị biểu cảm của hình ảnh này.
Trả lời:
- Muối và gừng là hai hình ảnh nghệ thuật cũng được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong đời sống (những gia vị trong bữa ăn). Gừng có vị cay nồng nhưng thơm, muối có vị mặn đậm đà.
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
- Từ hai ý nghĩa ấy, gừng và muối đã được chọn để biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống - tình nghĩa thủy chung gắn bó sắt son.
- Tình nghĩa vợ chồng gắn bó keo sơn “nghĩa nặng tình dày’’, do vậy “có xa cách đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa’’, câu bát được cải biến thành 13 tiếng, nhịp thơ kéo dài càng làm tăng tính chất khẳng định về sự thủy chung son sắt của tình nghĩa vợ chồng, là một sự luyến láy vừa tạo ra tính nhạc cho câu, vừa khẳng định cái giá trị bền vững không phai của tình nghĩa vợ chồng.
- Ba vạn sáu nghìn ngày là một trăm năm, cũng là cách nói chỉ một đời người. Có nghĩa là sẽ chẳng bao giờ xa cách, chẳng có gì chia lìa tình nghĩa vợ chồng. Cách nói ý nhị và sâu sắc vô cùng.
- Bài ca dao là câu hát về tình nghĩa thủy chung nhưng nó hướng nhiều hơn đến tình nghĩa vợ chồng - những người đã từng chung sống với nhau, từng cùng nhau trải qua những ngày tháng gừng cay - muối mặn. Một số câu ca dao có biểu tượng muối – gừng :
“Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau’’
Câu 6: Qua chùm ca dao đã học, anh/chị thấy những biện pháp nghệ thuật...
Qua chùm ca dao đã học, anh/chị thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó co nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết.
Trả lời:
Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường sử dụng:
- Sự lặp lại mô thức mở đầu bài ca: Thân em như..., AI làm, Chiều chiều…
- Những hình ảnh trở thành biểu tượng trong ca dao: Cái cầu, bến nước, con thuyền, tấm khăn, ngọn đền, gừng cay - muối mặn,...
- Hình ảnh so sánh,ẩn dụ, nhân hóa lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào..., củ ấu gai...
- Thời gian và không gian nghệ thuật có sức gợi cảm,\
- Thể thơ lục bát; lục bát biến thể; thể vãn bốn; song thất lục bát (biến thể).Các mô típ thời gian li biệt, không gian xa xôi cách trở, về tình yêu bị ngăn cách...
- Thể thơ: lục bát là thể thơ phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có lục bát biến thể, vãn bối (4 chữ), song thất lục bát (có cả biến thể).
[Luyện tập] Câu 1: Tìm năm bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…’’ và phân biệt sắc thái ý nghĩa của chúng.
Trả lời:
1. Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
2. “Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày’’
3. “Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân’’
4. “Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu’’
5. Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
6. "Thân em như quả xoài trên cây
Gió đông gió tây nó nam gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rụng xuống biết vào tay ai?’’
7. “Thân em như hạt cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người khô tham dày’’.
- Ba câu ca dao đầu là lời than về thân phận người con gái trong xã hội cũ, họ không được quyền tự do chọn lựa tình yêu, hạnh phúc cho mình. Tất cả là dựa vào số phận, may mắn hay khổ đau.
- Câu 4,5 nói về số phận nhỏ bé, tội nghiệp của người con gái trước những sóng gió, phong ba của cuộc đời.
- Câu 6,7 là lời than của người phụ nữ khi giá trị và vẻ đẹp của họ không được người đời quan tâm và trân trọng.
[Luyện tập] Câu 2: Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn...
Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn để thấy bài Khăn thương nhớ ai vừa nằm trong hệ thống của các bài ca dao đó lại vừa có vị trí đặc biệt, độc đáo riêng. Từ đó, lí giải ý nghĩa câu thơ của Nguyễn khoa Điểm: "Đát Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn tay trong nỗi nhớ thầm" (trích trường ca Mặt đường khát vọng)
Trả lời:
Những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
Bài ca dao về cái khăn:
Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.
Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.
Bài ca dao Khăn thương nhớ ai vừa nằm trong hệ thống các bài ca dao nói trên, lại vừa có một vị trí riêng: nó cụ thể, sinh động hơn và cũng tổng hợp, trọn vẹn hơn. Có thể xem đây là bài ca dao hoàn chỉnh và hay nhất về nỗi nhớ của cô gái Việt ngày xưa. Nỗi nhớ của cô gái đã thành một nét đẹp trong tâm hồn của dân tộc: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm). Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm vừa lấy ý tứ từ sự thương nhớ của ca dao vừa lại khái quát lên một cấp độ cao hơn - câu thơ chính là một nét đẹp giản dị mà tinh tế sâu sắc của tâm hồn người Việt.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 10
- 👉 Bài soạn lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- 👉 Bài soạn lớp 10: Khái quát văn học dân gian
- 👉 Bài soạn lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 10: Văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 10: Văn bản (tiếp)
- 👉 Bài soạn lớp 10: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- 👉 Bài soạn lớp 10: Lập dàn ý bài văn tự sự
- 👉 Soạn văn lớp 10: Ra-ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na - Sử thi Ấn Độ)
- 👉 Soạn văn lớp 10: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- 👉 Soạn văn lớp 10: Tấm Cám
- 👉 Bài soạn lớp 10: Nhưng nó phải bằng hai mày
- 👉 Bài soạn lớp 10: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- 👉 Bài soạn lớp 10: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- 👉 Bài soạn lớp 10: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
- 👉 Bài soạn lớp 10: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- 👉 Bài soạn lớp 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- 👉 Bài soạn lớp 10: Tỏ lòng
- 👉 Bài soạn lớp 10: Cảnh ngày hè
- 👉 Bài soạn lớp 10: Tóm tắt văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 10: Nhàn
- 👉 Bài soạn lớp 10: Đọc Tiểu Thanh kí
- 👉 Bài soạn lớp 10: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- 👉 Bài soạn lớp 10: Vận nước
- 👉 Bài soạn lớp 10: Cáo bệnh, bảo mọi người
- 👉 Bài soạn lớp 10: Hứng trở về
- 👉 Bài soạn lớp 10: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- 👉 Bài soạn lớp 10: Cảm xúc mùa thu
- 👉 Bài soạn lớp 10: Trình bày một vấn đề
- 👉 Bài soạn lớp 10: Lập kế hoạch cá nhân
- 👉 Bài soạn lớp 10: Thơ hai - cư của ba - sô
- 👉 Bài soạn lớp 10: Lầu hoàng hạc
- 👉 Bài soạn lớp 10: Nỗi oán của người phòng Khuê
- 👉 Bài soạn lớp 10: Khe chim kêu
- 👉 Bài soạn lớp 10: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 10: Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Kết nối tri thức
- SBT Toán 10 - Cánh Diều
- Chuyên đề học tập Toán 10 - Cánh diều
- Chuyên đề học tập Toán 10 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề học tập Toán 10 - Kết nối tri thức
- SBT Toán 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Toán 10 - Kết nối tri thức
- SGK Toán 10 - Cánh diều
- SGK Toán 10 - Chân trời sáng tạo
- SGK Toán 10 - Kết nối tri thức
- SBT Toán 10 Nâng cao
- SGK Toán 10 Nâng cao
- SBT Toán lớp 10
- Giải môn Hình học lớp 10
Vật Lý
- SBT Vật lí 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức
- SGK Vật Lí 10 - Cánh diều
- SGK Vật Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
- SGK Vật lí lớp 10 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 10
- SGK Vật lí lớp 10
- Giải môn Vật lí lớp 10
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Chân tròi sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề học tập Hóa 10 - Cánh diều
- Chuyên đề học tập Hóa 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề học tập Hóa 10 - Kết nối tri thức
- SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức
- SGK Hóa 10 - Cánh diều
- SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo
- SGK Hóa 10 - Kết nối tri thức
- SBT Hóa học 10 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 10 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 10
- SGK Hóa lớp 10
- Giải môn Hóa học lớp 10
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 10 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 10 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 10 - Kết nối tri thức
- SBT Văn 10 - Cánh diều
- SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Văn 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 - Cánh Diều - chi tiết
- Soạn văn 10 - Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn văn 10
- SBT Ngữ văn lớp 10
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 10
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 10 siêu ngắn
- Bài soạn văn 10
- Bài văn mẫu 10
Lịch Sử
Địa Lý
- SBT Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Địa lí 10 - Kết nối tri thức
- SGK Địa lí lớp 10 - Cánh Diều
- SGK Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức
- SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Tập bản đồ Địa lí lớp 10
- SBT Địa lí lớp 10
- SGK Địa lí lớp 10
- Giải môn Địa lí lớp 10
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 10 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 10 - Kết nối tri thức
- Chuyên đề học tập Sinh 10 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề học tập Sinh 10 - Kết nối tri thức
- SBT Sinh lớp 10 - Cánh diều
- SBT Sinh lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Sinh lớp 10 - Kết nối tri thức
- SGK Sinh 10 - Cánh diều
- SGK Sinh 10 - Chân trời sáng tạo
- SGK Sinh 10 - Kết nối tri thức
- SGK Sinh lớp 10 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 10
- Giải môn Sinh học lớp 10
GDCD
- SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 - Cánh diều
- SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 - Kết nối tri thức
- SGK Giáo dục thể chất 10 - Cánh diều
- SGK Giáo dục thể chất 10 - Kết nối tri thức
- SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Cánh diều
- SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Chân trời sáng tạo
- SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Kết nối tri thức
- Giải môn Giáo dục công dân lớp 10
Tin Học
- SBT Tin học 10 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học 10 - Cánh Diều
- SGK Tin học 10 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học lớp 10
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 10 - English Discovery
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 10 - Bright
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 10 - iLearn Smart World
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 10 - Friends Global
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 10 - Global Success
- SBT Tiếng Anh 10 - English Discovery
- SBT Tiếng Anh 10 - Bright
- SBT Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- SBT Tiếng Anh 10 - Friends Global (Chân trời sáng tạo)
- SBT Tiếng Anh 10 - Global Success (Kết nối tri thức)
- Tiếng Anh 10 - Bright
- Tiếng Anh 10 - Explore New Worlds
- Tiếng Anh 10 - English Discovery
- Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Tiếng Anh 10 - Friends Global
- Tiếng Anh 10 - Global Success
- SBT Tiếng Anh lớp 10
- SGK Tiếng Anh lớp 10
- SBT Tiếng Anh lớp 10 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 10 Mới