Giải vật lí 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn - sách giáo khoa vật lí 10 trang 194. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Sự nở vì nhiệt của vật rắn là sự tăng kích thước của vật rắn khi nhiệt độ tăng do bị nung nóng.

1. Sự nở dài.

  • Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài.
  • Độ nở dài ∆l của vật rắn tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ ∆l và độ dài ban đầu l0 của vật đó.
  • ∆l = l – l0 = αl0∆t, trong đó ∆t = t – t0 và α là hệ số nở dài có đơn vị là K-1 hay 1/K (giá trị α phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn).

2. Sự nở khối.

  • Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.                              
  • Độ nở khối ∆V = V – V0 = βV0∆t với β = 3α gọi là hệ số nở khối, β có đơn vị là K-1 hay 1/K.

II. GIẢI BÀI TẬP

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài

Giải câu 1: Tính hệ số α =$\frac{\Delta l}{l_{0}\Delta t}$của...

Tính hệ số α =$\frac{\Delta l}{l_{0}\Delta t}$của mỗi lần đo ghi trong Bảng 36.1. Xác định giá trị trung bình của hệ số α. Với sai số khoảng 5% nhận xét xem hệ số α có giá trị không đổi hay thay đổi?

Bài làm:

Giá trị trung bình của hệ số α:

$\bar{\alpha }=\frac{\alpha _{1} + \alpha _{2}+ \alpha _{3} + \alpha _{4} + \alpha _{5}}{5}$=$\frac{\left ( 1,67 + 1,65 + 1,64 + 1,63 + 1,66  \right ).10^{-5}}{5}$=$1,65.10^{-5}$ $K^{-1}$

Với sai số khoảng 5% , hệ số α có giá trị xấp xỉ bằng nhau.

được viết dưới dạng:

$\alpha=\bar{\alpha }$ ± $\Delta \alpha$

với  $\Delta \alpha$=$\bar{\alpha }\delta \alpha $ =$16,5.10^{-6}.\frac{5}{100}$=$0,83.10^{-6}$

$\alpha =16,5.10^{-6}$±$0,83.10^{-6}K^{-1}$

Giải câu 2: Dựa vào công thức α =$\frac{\Delta l}{l_{0}\Delta t}$...

Dựa vào công thức α =$\frac{\Delta l}{l_{0}\Delta t}$, hãy cho biết ý nghĩa của hệ số nở dài α.

Bài làm:

Từ công thức α =$\frac{\Delta l}{l_{0}\Delta t}$. Khi ∆t = 1, thì α = $\frac{\Delta l}{l_{0}}$. Như vậy, hệ số nở dài của thanh rắn có trị số bằng độ dãn tỉ đối của thanh rắn khi nhiệt độ của nó tăng thêm một độ.

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài

Giải câu 1: Phát biểu và viết công thức nở dài...

Phát biểu và viết công thức nở dài của vật rắn.

Bài giải:

Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài.

Độ nở dài ∆l của vật rắn tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ ∆l và độ dài ban đầu l0 của vật đó.

Công thức nở dài của vật rắn:

∆l = l – l0 = αl0∆t, trong đó ∆t = t – t0 và α là hệ số nở dài có đơn vị là K-1 hay 1/K (giá trị α phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn).

Giải câu 2: Viết công thức xác định quy luật...

Viết công thức xác định quy luật phụ thuộc nhiệt độ của độ dài vật rắn.

Bài giải:

$\frac{\Delta l}{l_{0}}=\alpha\Delta t$

Giải câu 3: Viết công thức xác định quy luật...

Viết công thức xác định quy luật phụ thuộc nhiệt độ của thể tích vật rắn.

Bài giải:

Độ nở khối ∆V = V – V0 = βV0∆t

β = 3α gọi là hệ số nở khối, β có đơn vị là K-1 hay 1/K.

Giải câu 4: Tại sao khi đổ nước sôi vào trong...

Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ?

A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn.

B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn.

C. Vì thạch anh cứng hơn thủy tinh.

D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thủy tinh.

Bài giải:

Ta có hệ số nở dài của thủy tinh: α = 9.10-6K-1.

⇒ Hệ số nở khối của thủy tinh: β = 3α = 3.9.10-6 = 27.10-6K-1.

Ta có hệ số nở dài của thạch anh: α = 0,6.10-6K-1.

⇒ Hệ số nở khối của thạch anh: β = 3α = 3.0,6.10-6 = 1,8.10-6K-1.

Ta thấy βthạch  anh < βthủy tinh ⇒ nên khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ.

Chọn D.

Giải câu 5: Một thước thép ở 200C có độ dài...

Một thước thép ở 200C có độ dài 1000mm. Khi nhiệt độ tăng đến 400C, thước thép này dài thêm bao nhiêu?

A. 2,4 mm.

B. 3,2 mm.

C. 0,22 mm.

D. 4,2 mm.

Bài giải:

Để tính thước thép dài bao nhiêu ta sử dụng công thức tính độ nở dài của vật rắn:

∆l = αl0∆t (1)

Với l0 là chiều dài ban đầu của thanh thép, l0 = 1000mm.

Tra bảng 36.2 ( sgk - 195 ) để tìm hệ số nở dài của thép α = 11.10-6K-1.

Thước thép tăng nhiệt độ từ t1 = 200C đến t2 = 400C ta tính độ tăng nhiệt độ của chúng:

∆t = t2 - t1 = 40 - 20 = 200C

Thay số vào công thức (1) ta được:

∆l = 11.10-6.1000.20  = 0,22 mm.

Vậy thước thép dài thêm 0,22mm.

Chọn C

Giải câu 6: Khối lượng riêng của sắt ở 8000C...

Khối lượng riêng của sắt ở 8000C bằng bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nó ở 00C là 7,800.103kg/m3.

A. 7,900.103 kg/m3.

B. 7,599.103 kg/m3.

C. 7,857.103 kg/m3.

D. 7,485.103 kg/m3.

Bài giải:

Nhắc lại công thức tính khối lượng riêng: D =$\frac{m}{V}$

Khi nhiệt độ t0 = 00C, khối lượng riêng của sắt: D0 = 7,800.103 kg/m3.

Khi nhiệt đô t1 = 8000C, cần tìm khối lượng riêng D1 của sắt.

Khi t0 ta có: $D_{0}=\frac{m}{V_{0}}$ (1)

Khi t1 ta có: $D_{1}=\frac{m}{V_{1}}$ (2)

Do khối lượng không đổi lấy (1)/(2) ta được:

$\frac{D_{0}}{D_{1}}$=$\frac{V_{1}}{V_{0}}$ (3)

Mặt khác: ta có thể tích khi vật ở nhiệt độ t1 = 8000C được tính bằng công thức:

V1 = V0 + V0β∆t ⇒ V1 = V0 ( 1 + β∆t ) (4)

Từ (3) (4) ta có:

$\frac{D_{0}}{D_{1}}$=$\frac{V_{0}\left ( 1 + \beta \Delta t \right )}{V_{0}}$

=1 +$\beta \Delta t$

⇒ $D_{1}$=$\frac{D_{0}}{1 + \beta \Delta t}$

Với $D_{0}$= 7,8.103 kg/m3.

Hệ số nở khối của sắt: β =3α = 3.11.10-6K-1.

Từ đó: $D_{1}$=$\frac{7,8.10^{3}}{1 + 3.11.10^{-6}.800}$ =7599kg/m= 7,599 kg/m3.

Chọn B.

Giải câu 7: Một dây tải điện ở 200C có độ dài...

Một dây tải điện ở 200C có độ dài 1800m. Hãy xác định độ nở dài của dây tải điện này khi nhiệt độ tăng lên đến 500C về mùa hè. Cho biết hệ số nở dài của dây tải điện là α = 11,5.10-6K-1.

Bài giải:

Để xác định độ nở dài của dây tải điện này khi nhiệt độ tăng lên đến 500C về mùa hè ta sử dụng công thức tính độ nở dài của vật rắn:

∆l = αl0∆t (1)

Với l0 là chiều dài ban đầu của thanh thép, l0 = 1800m.

Theo đề bài hệ số nở dài của dây tải điện α = 11,5.10-6K-1.

Dây tải điện tăng nhiệt độ từ t1 = 200C đến t2 = 500C ta tính độ tăng nhiệt độ của chúng:

∆t = t2 - t1 = 50 - 20 = 300C

Thay số vào công thức (1) ta được:

∆l = 11,5.10-6.1800.30  = 0,621 m = 62,1 cm.

Vậy độ nở dài của dây tải điện khi nhiệt độ tăng lên đến 500C về mùa hè là 62,1cm.

Giải câu 8: Mỗi thanh ray của đường sắt ở nhiệt...

Mỗi thanh ray của đường sắt ở nhiệt độ 150C có độ dài là 12,5m. Nếu hai đầu cách các thanh ray khi đó chỉ đặt cách nhau 4,5mm, thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất bằng bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt? Cho biết hệ số nở dài của mỗi thanh ray là α = 12.10-6K-1.

Bài giải:

Để thanh ray không bị cong khi nhiệt độ tăng thì độ nở dài của thanh phải bằng khoảng cách giữa hai đầu thanh ray.

∆l = l - l0 = αl0∆t (1)

Trong đó l0 là độ dài của mỗi thanh ray, l= 12,5m.
Hệ số nở dài của mỗi thanh ray là α = 12.10-6K-1.

∆l bằng khoảng cách giữa hai đầu thanh ray, ∆l =4,5 mm = 4,5 .10-3m.

Độ tăng nhiệt độ ∆t = t2 - t1, với t1 = 150C, t2 là nhiệt độ lớn nhất mà thanh ray không bị uốn cong.

Thay vào biểu thức (1) ta được:

∆l = l - l0 = αl0∆t ⇒ t2 = t1 +$\frac{\Delta l}{l_{0}.\alpha }$=15 +$\frac{4,5.10^{-3}}{12,5.12.10^{-6}}$=450C

Giải câu 9: Xét một vật rắn đồng chất, đẳng hướng...

Xét một vật rắn đồng chất, đẳng hướng và có dạng khối lập phương. Hãy chứng minh độ tăng thể tích ∆V của vật rắn này khi bị nung nóng từ nhiệt độ đầu t0 đến nhiệt độ t được xác định bởi công thức:

∆V = V - V0 = βV0∆t

với V0 và V lần lượt là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ t0 và nhiệt độ cuối t, ∆t = t - t0, β ≈ 3α ( α là hệ số nở dài của vật rắn này). Chú ý: α2 và α3 rất nhỏ so với α.

Bài giải:

Gọi V0 là thể tích của khối lập phương ở 00C: V0 = l03.

V là thể tích của khối lập phương ở t0C:

V = l3 = [l0(1+ α∆t)]3 = l03(1 + α∆t)3.

Mà ( 1+ α∆t )3 = 1 + 3α∆t + 3α2∆t2 + α3∆t3

Vì α khá nhỏ nên α2, α3 có thể bỏ qua.

=> V = l3 = l03 (1+ 3α∆t) = Vo (1+ β∆t) với β = 3α. 

Xem thêm lời giải Giải môn Vật lí lớp 10

Giải vật lí lớp 10, soạn bài vật lí lớp 10, làm bài tập bài thực hành vật lí 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk vật lí lớp 10. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm