Bài soạn siêu ngắn: Cảnh ngày xuân - Ngữ văn lớp 9
Nội dung bài gồm:
- Tìm hiểu chung tác phẩm
- Câu 1: Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật). Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du khi gợi tả mùa xuân?
- Câu 2: Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ (Gần xa, yến anh, chị em, tài tử, nô nức, dập dìu,...). Những từ ấy gợi không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào? Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
- Câu 3: Sáu câu thơ cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao? Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao? Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.
- Câu 4: Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân?
- [Luyện tập] Câu 1: Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
Tìm hiểu chung tác phẩm
- Vị trí đoạn trích :
- Nằm ở phần mở đầu của TP Truyện Kiều ( từ câu 39 đến câu 56).
- Đoạn trích: Tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh, chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.
- Phương thức biểu đạt : miêu tả, biểu cảm
- Bố cục: 3 phần
- 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.
- 8 câu tiếp: cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- 6 câu cuối: cảnh chị em Kiều chơi xuân trở về.
Câu 1: Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật). Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du khi gợi tả mùa xuân?
Trả lời:
Đọc bốn câu thơ đầu, ta thấy tác giả đã gợi lên cho người đọc khung cảnh của mùa xuân.
- Thời gian: Tháng ba -> Tháng cuối mùa xuân
- Con én đưa thoi: Cách nói ẩn dụ, nhân hóa vừa tả cảnh vừa ý nói mùa xuân trôi đi quá nhanh.
- Bầu trời: trong trẻo
- Mặt đất tươi xanh, nhẹ nhàng tinh khiết, điểm thêm một vài cành lê trắng làm nổi bật bức tranh mùa xuân.
- Không gian yên ả, thanh bình.
=>Với cách chọn lọc hình ảnh, từ ngữ bình dị, cách sắp xếp trật tự từ. Bức tranh mùa xuân hiện lên diễm lệ và tươi sáng, tinh khôi trong trẻo nhẹ nhàng, thanh khiết tràn đầy sức sống.
Câu 2: Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ (Gần xa, yến anh, chị em, tài tử, nô nức, dập dìu,...). Những từ ấy gợi không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào? Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
Trả lời:
Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh: Thanh minh trong tiết tháng ba ... Thoi vành vó rắc tro tiền giấy bay
- Tác giả đã sử dụng một hệ thống từ ngữ giàu sức biểu đạt:
- Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân;Gợi tả sự đông vui, nhiều người, tấp nập mà chủ yếu là trai thanh gái lịch.
- Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu;Gợi tả không khí rôn ràng, náo nhiệt của ngày hội.
- Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.diễn tả tâm trạng náo nức, vui tươi, rộn ràng của những người đi hội.
=>Tất cả hiện lên không khí lễ hội vui vẻ, tấp nập, đông vui, nhộn nhịp mang đậm nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.
- Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ hình ảnh một lỗ hội truyền thống xa xưa, đó là lễ tảo mộ dịp tết thanh minh.
Đối với người Việt, tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.
Theo thông lệ từ trước đến nay, cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp mộ cho những người quá cố. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất.
Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.
Câu 3: Sáu câu thơ cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao? Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao? Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.
Trả lời:
Cảnh vật, không khí lúc du xuân trở về có sự khác biệt lớn so với buổi sáng. Từ không khí nhộn nhịp nô nức của buổi sáng thì buổi chiều, mọi thứ thật nhẹ nhàng, chậm rãi, đã nhuốm màu tâm trạng => tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến sau mỗi cuộc vui.
Những từ láy “ tà tà”, “thanh thanh”, “ nao nao” còn bộc lộ tâm trạng con người: gợi lên một nét buồn khó hiểu, nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.
Sáu câu thơ cuối gợi nhiều hơn tả. Trong không gian êm đềm, tĩnh lặng không còn nhộn nhịp, ríu rít tiếng nói, tiếng cười ấy là tâm trạng bâng khuâng, như có gì tiếc nuôi của chị em Thuý Kiều. Lòng người như hoà vào cảnh vật, lắng lại trong cảnh vật. Ngay sau đó, Kiều gặp mộ Đạm Tiên, rồi gặp chàng Kim Trọng “ Phong tư tài mạo tót vời – Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”, những sự kiện làm xáo trộn cuộc sống êm đềm, bình lặng của Kiều. Đoạn thơ tả cảnh mà dường như đang chứa đựng linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra.
Câu 4: Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân?
Trả lời:
Thành công của đoạn trích là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Các biện pháp tu từ như đảo ngữ, nhân hóa… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.
[Luyện tập] Câu 1: Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
Trả lời:
Từ hai câu thơ cổ năm chữ của Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa ”, Nguyễn Du đã sáng tạo nên câu lục bát:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến hương vị cỏ (cỏ thơm), không chú ý đến màu hoa. Chữ “điểm” chỉ lượng của hoa.
Còn Nguyễn Du chú ý đến màu sắc (cỏ non xanh). Nguyễn Du làm bật cái màu trắng của hoa trên nền xanh của cỏ để tạo sự hài hoà. Chữ “điểm” được dùng như là động từ chỉ sự điểm tô, trang trí.
=>Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đến cái mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Các phương châm hội thoại - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Phong cách Hồ Chí Minh - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Các phương châm hội thoại (tiếp) - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Xưng hô trong hội thoại - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Chuyện người con gái Nam Xương - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Chuyện cũ trong phủ chủa Trịnh - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Hoàng lê nhất thống chí - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Sự phát triển của từ vựng - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Chị em Thúy Kiều - Ngữ văn lớp 9
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Cảnh ngày xuân - Ngữ văn lớp 9
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Toán
- Tài liệu Dạy - học Toán 9
- SBT Toán lớp 9
- Vở bài tập Toán 9
- SGK Toán lớp 9
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 9
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 9
- SBT Hóa lớp 9
- SGK Hóa lớp 9
- Giải môn Hóa học lớp 9
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 9
- SBT Sinh lớp 9
- Vở bài tập Sinh học 9
- SGK Sinh lớp 9
- Giải môn Sinh học lớp 9
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 9 mới
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới