Giải địa lí 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
Nội dung bài gồm:
- I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
- II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
- Câu 1: Dựa vào hình 31.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí ...
- Câu 2: Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng...
- Câu 3: Quan sát hình 31.1, hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé....
- III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
- Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào ...
- Câu 2: Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.
- Câu 3: Căn cứ vào bảng 31.3:
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Diện tích: 23.550 km2
- Gồm có 6 tỉnh thành phố
- Tiếp giáp:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia
- Phía Đông và Đông Bắc giáp Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Phía Nam giáp biển Đông
- Phía Tây Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.
- Ý nghĩa: Nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế thông qua hệ thống các đường giao thông.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Thuận lợi:
- Nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế
- Địa hình thoải có độ cao trung bình là mặt bằng xây dựng và canh tác tốt.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…
- Đất đai có hai loại chủ yếu là đất bazan và đất xám trên phù sa cổ thích hợp trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu: cao su, cà phê, điều, thuốc lá, mía đường, rau quả…
- Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai ( sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé) có giá trị thủy lợi, thủy điện.
- Vùng biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa.
- Khó khăn:
- Trên đất liền ít khoáng sản
- Rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.
- Thuận lợi:
- Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
- Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
- Khó khăn: Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Dựa vào hình 31.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí ...
Dựa vào hình 31.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.
Trả lời:
Đông Nam Bộ có vị trí địa lí:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia
- Phía Đông và Đông Bắc giáp Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Phía Nam giáp biển Đông
- Phía Tây Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.
Ý nghĩa:
- Đông Nam Bộ là cầu nối liền giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nước.
- Đầu mối giao thông qua trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế.
Câu 2: Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng...
- Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ.
- Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
Trả lời:
- Đặc điểm tự nhiên Đông Nam Bộ:
- Địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.
- Tiềm năng kinh tế:
- Mặt bằng xây dựng tốt. Thích hợp trồng các loại cây : cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
- Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển vì:
- Vùng có thềm lục địa rộng, nông, giàu tiềm năng khai thác dầu khí, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường giao thông hàng hải quốc tế thuận lợi cho buôn bán trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó nhiều bãi biển, hải đảo đẹp để phát triển du lịch…
Câu 3: Quan sát hình 31.1, hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé....
Quan sát hình 31.1, hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
- Trên quan điểm phát triển bền vững, thì đất, rừng và nước là những điều kiện qua trọng hàng đầu.
- Lưu vực sông Đồng Nai hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy, việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng.
- Phần hạ lưu sông, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó suy ra phải hạn chế ô nhiễm các dòng sông ở Đông Nam Bộ.
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào ...
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ đã có những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của vùng.
- Tác động tích cực:
- Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa rộng và thoải.
- Có diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xam, phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ở Đồng Nai, Bình Dương.
- Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường lớn của nước ta.
- Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái…
- Tác động tiêu cực:
- Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
- Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
- Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải.
Trả lời:
Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì hiện nay:
- Đông Nam Bộ là vùng có nhiều chỉ tiêu về dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình của cả nước (thu nhập bình quân đầu người một tháng, học vấn, tuổi thọ trung bình và mức độ đô thị hoá). Trong đó, đặc biệt có một số chỉ tiêu rất cao như: GDP/người và tỉ lệ dân số thành thị.
- Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyên dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
- Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi…
Chính vì vậy, trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp cao như hiện nay, nhiều lao động từ nhiều vùng đổ về Đông Nam Bộ để tìm kiếm cơ hội việc làm với hi vọng có được cơ hội thu nhập khá hơn, có đời sống văn minh hơn.
Câu 3: Căn cứ vào bảng 31.3:
Bảng 31.3: Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh
Năm |
1995 |
2000 |
2002 |
Nông thôn |
1174,3 |
845,4 |
855,8 |
Thành thị |
3466,1 |
4380,7 |
4623,2 |
Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.
Trả lời:
*Vẽ biểu đồ:
Nhận xét:
Quan sát biểu đồ ta thấy, trong thời kì 1995 – 2002, ở Thành phố Hồ Chí Minh:
- Tổng số dân tăng thêm 838,6 nghìn người.
- Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm ở các năm
- Tử 1995 – 2002, tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
-> Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ công nghiệp hóa nhanh.
Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 9
- 👉 Giải địa lí 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 9 bài 2: Dân số và gia tăng dân số
- 👉 Giải địa lí 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại địa hình quần cư
- 👉 Giải địa lí 9 bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
- 👉 Giải địa lí 9 bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
- 👉 Giải địa lí 9 bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 9 bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- 👉 Giải địa lí 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- 👉 Giải địa lí 9 bài 9: Sự phát triển và phân số lâm nghiệp, thủy sản
- 👉 Giải địa lí 9 bài 10: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
- 👉 Giải địa lí 9 bài 11: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- 👉 Giải địa lí 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
- 👉 Giải địa lí 9 bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
- 👉 Giải địa lí 9 bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- 👉 Giải địa lí 9 bài 15: Thương mại và du lịch
- 👉 Giải địa lí 9 bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
- 👉 Giải địa lí 9 bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
- 👉 Giải địa lí 9 bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
- 👉 Giải địa lí 9 bài 19: Thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ
- 👉 Giải địa lí 9 bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng
- 👉 Giải địa lí 9 bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
- 👉 Giải địa lí 9 bài 22: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, số lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.
- 👉 Giải địa lí 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
- 👉 Giải địa lí 9 bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo)
- 👉 Giải địa lí 9 bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- 👉 Giải địa lí 9 bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp)
- 👉 Giải địa lí 9 bài 27: Thực hành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
- 👉 Giải địa lí 9 bài 28: Vùng Tây Nguyên
- 👉 Giải địa lí 9 bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- 👉 Giải địa lí 9 bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- 👉 Giải địa lí 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
- 👉 Giải địa lí 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo)
- 👉 Giải địa lí 9 bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)
- 👉 Giải địa lí 9 bài 34: Thực hành phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm Đông Nam Bộ
- 👉 Giải địa lí 9 bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long
- 👉 Giải địa lí 9 bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp)
- 👉 Giải địa lí 9 bài 37: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
- 👉 Giải địa lí 9 bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
- 👉 Giải địa lí 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển (tiếp theo)
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Toán
- Tài liệu Dạy - học Toán 9
- SBT Toán lớp 9
- Vở bài tập Toán 9
- SGK Toán lớp 9
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 9
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 9
- SBT Hóa lớp 9
- SGK Hóa lớp 9
- Giải môn Hóa học lớp 9
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 9
- SBT Sinh lớp 9
- Vở bài tập Sinh học 9
- SGK Sinh lớp 9
- Giải môn Sinh học lớp 9
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 9 mới
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới