Lý thuyết Năng lượng KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Năng lượng KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Lý thuyết:

NĂNG LƯỢNG

I. Các dạng năng lượng 

Một số dạng năng lượng:

- Động năng: là năng lượng mà một vật có do chuyển động.

- Thế năng hấp dẫn: là năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất.

- Thế năng đàn hồi: là năng lượng mà những vật như lò xo, dây cao su, …có được khi bị biến dạng.

- Quang năng: Mặt Trời, bóng đèn, ngọn lửa, …phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng và được gọi là quang năng.

- Nhiệt năng: cốc nước nóng, hòn than đang cháy, … có năng lượng dưới dạng nhiệt năng.

- Điện năng: Các nhà máy nhiệt điện, điện gió, thủy điện, …sản xuất ra điện năng và được truyền tải qua đường dây tải điện đến nơi tiêu thụ.

- Hóa năng: là năng lượng có được do quá trình biến đổi hóa học tạo ra.

Ví dụ: năng lượng trong pin, thực phẩm,...

Phân loại năng lượng theo tiêu chí:

- Theo nguồn tạo ra năng lượng, được phân loại thành các dạng: cơ năng (động năng, thế năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân, …

- Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng:

+ Năng lượng chuyển hóa toàn phần: là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

+ Năng lượng tái tạo: là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, hạt nhân,…

- Theo mức độ ô nhiễm môi trường:

+ Năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.

+ Năng lượng gây ô nhiễm môi trường: năng lượng hóa thạch.

II. Đặc trưng của năng lượng

- Mọi vật đều cần năng lượng để hoạt động. Sự hoạt động (thay đổi chuyển động hoặc biến dạng của vật) có được là do có tác dụng lực giữa các vật.

=> Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

III. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

- Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

- Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng, …

 - Năng lượng tái tạo được sử dụng thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong các lĩnh vực như: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ và hệ thống điện độc lập  nông thôn.

 Sơ đồ tư duy về năng lượng - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Xem thêm lời giải KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo (CTST), giúp soạn Khoa học tự nhiên 6 hay nhất, đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6

PHẦN MỞ ĐẦU

CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT

CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT

CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

CHỦ ĐỀ 9: LỰC

CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG

CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm