Lý thuyết Ôn tập chương 1. Số tự nhiên
Lý thuyết:
I. Ôn tập số tự nhiên
1. Tập hợp
a) Định nghĩa
Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.
b) Cách viết tập hợp
+ Tên tập hợp được viết bằng các chữ cái in hoa : A ; B ; C ;...
+ Để viết tập hợp thường có hai cách :
- Liệt kê các phần tử của tập hợp
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó
c) Kí hiệu:
+) \(3 \in A\) đọc là \(3\) thuộc A hoặc \(3\) là phần tử của A.
+) \(7 \notin A\) đọc là \(7\) không thuộc A hoặc \(7\) không là phần tử của A.
2. Tập hợp các số tự nhiên
Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là $N$ , tập hợp các số tự nhiên khác \(0\) kí hiệu là \({N^*}\) .
Ta có
$N = \left\{ {0;1;2;3;4;......} \right\}$
${N^*} = \left\{ {1;2;3;4;......} \right\}$
Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Trên tia số, điểm biểu diễn số nhỏ ở bên trái điểm biểu diễn số lớn.
3. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
a) So sánh hai số tự nhiên
+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia, ta viết \(a < b\) hoặc \(b > a.\)
Ngoài ra ta cũng viết \(a \ge b\) để chỉ \(a > b\) hoặc \(a = b.\)
+ Nếu \(a < b\) và \(b < c\) thì \(a < c.\)
+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất và một số liền trước duy nhất.
+ Số 0 là số tự nhiên bé nhất
b) Ghi số tự nhên
Để ghi số tự nhiên trong hệ thập phân, người ta dùng mười chữ số là \(0;1;2;3;4;5;6;7;8;9.\)
Trong hệ thập phân, cứ mười đơn vị của một hàng thì làm thành đơn vị của hàng liền trước đó.
Ví dụ: \(\overline {abc} = a.100 + b.10 + c\) với \(a \ne 0.\)
Ngoài cách ghi số tự nhiên như trên ta còn sử dụng cách ghi số La Mã.
Trong hệ La mã để ghi số tự nhiên người ta dùng bảy chữ số \(I;V;X;L;C;D;M\) có giá trị tương ứng trong hệ thập phân là \(1;5;10;50;100;500;1000\). Mỗi chữ số La Mã không viết liền nhau quá ba lần nên sáu số đặc biệt (trong các số này, chữ số có giá trị nhỏ đứng trước chữ số có giá trị lớn làm giảm giá trị của chữ số có giá trị lớn) là \(IV;IX;XL;XC;XD\) (có giá trị trong hệ thập phân tương ứng là \(4;9;40;90;400;900.\))
4. Các phép toán về số tự nhiên
a) Phép cộng
$a + b = c$
(số hạng) + (số hạng) = (tổng)
b) Phép nhân
$a.b = d$
(thừa số) . (thừa số) = (tích)
Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
c. Phép trừ
Cho hai số tự nhiên $a$ và $b,$ nếu có số tự nhiên $x$ sao cho $b + x = a$ thì ta có phép trừ
$a - b = x$
(số bị trừ) - (số trừ) = (hiệu)
Chú ý: Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
d. Phép chia
Cho hai số tự nhiên $a$ và $b,$ trong đó $b \ne 0,$ nếu có số tự nhiên $x$ sao cho $b.x = a$ thì ta nói $a$ chia hết cho $b$ và ta có phép chia hết $a:b = x$
(số bị chia) : (số chia) = (thương)
Tổng quát:
Cho hai số tự nhiên $a$ và $b,$ trong đó $b \ne 0,$ ta luôn tìm được hai số tự nhiên $q$ và $r$ duy nhất sao cho:
$a = b.q + r$ trong đó $0 \le r < b$
(số bị chia) = (số chia) . (thương) + (số dư)
Nếu $r = 0$ thì ta có phép chia hết.
Nếu $r \ne 0$ thì ta có phép chia có dư.
Chú ý:
Tính chất phân phối của phép chia với phép trừ
\(ab - ac = a\left( {b - c} \right)\)
5. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
a. Định nghĩa
Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a :
${a^n} = a.a \ldots ..a$ ($n$ thừa số $a$ ) ($n$ khác $0$ )
$a$ được gọi là cơ số.
$n$ được gọi là số mũ.
${a^2}$ gọi là $a$ bình phương (hay bình phương của $a$ );
${a^3}$ gọi là $a$ lập phương (hay lập phương của $a$ )
Quy ước: ${a^1} = a$; ${a^0} = 1\left( {a \ne 0} \right).$
b. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
${a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}$
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữa nguyên cơ số và cộng các số mũ.
c. Chia hai lũy thừa cùng cơ số
${a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}$ \(\left( {a \ne 0;\,m \ge n \ge 0} \right)\)
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ cho nhau.
d. Mở rộng
+) Lũy thừa của lũy thừa
\({\left( {{a^m}} \right)^n} = {a^{m.n}}\)
+) Lũy thừa của một tích
\({\left( {a.b} \right)^m} = {a^m}.{b^m}\)
6. Thứ tự thực hiện phép tính
a. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc
+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.
Lũy thừa \( \to \) nhân và chia \( \to \) cộng và trừ.
b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc.
Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : \(\left( {} \right) \to \left[ {} \right] \to \left\{ {} \right\}\)
II. Ôn tập quan hệ chia hết
1. Quan hệ chia hết
Khi nào thì a chia hết cho b?
Cho hai số tự nhiên \(a\) và \(b,\) trong đó \(b \ne 0,\) nếu có số tự nhiên \(x\) sao cho \(b.x = a\) thì ta nói \(a\) chia hết cho \(b\) và ta có phép chia hết \(a:b = x\), kí hiệu là \(a \vdots b\).
Ước và bội
a. Định nghĩa
- Nếu có số tự nhiên $a$ chia hết cho số tự nhiên $b$ thì ta nói $a$ là bội của $b,$ còn $b$ là ước của $a.$
b. Cách tìm bội
- Ta có thể tìm các bội của một số khác \(0\) bằng cách nhân số đó lần lượt với $0,1,2,3,...$
c. Cách tìm ước
- Ta có thể tìm các ước của $a$\(\left( {a > 1} \right)\) bằng cách lần lượt chia $a$ cho các số tự nhiên từ $1$ đến $a$ để xét xem $a$ chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của $a.$
Tính chất chia hết của môt tổng
- Tính chất 1: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.
\(a\, \vdots \,m;\,b \vdots m;\,c \vdots m \Rightarrow \left( {a + b + c} \right) \vdots m\)
- Tính chất 2: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.
$a \not {\vdots\, m};\,b \vdots m;\,c \vdots m \Rightarrow \left( {a + b + c} \right) \not {\vdots}\, m$
Mở rộng
Tính chất 3: \(a \vdots m \Rightarrow k.a \vdots m\,\,\left( {k \in N} \right)\)
Tính chất 4: \(a \vdots m;\,b \vdots m \Rightarrow ab \vdots m\)
Tính chất 5: \(a \vdots b \Rightarrow {a^n} \vdots {b^n}\)
2. Dấu hiệu chia hết
3. Số nguyên tố, hợp số
a. Định nghĩa
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn $1,$ chỉ có $2$ ước là $1$ và chính nó.
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn $1,$ có nhiều hơn $2$ ước.
b. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Để tìm một ước nguyên tố của \(a\) ta có thể làm như sau:
Bước 1: Chia \(a\) cho các số nguyên tố theo thứ tự tăng dần \(2,3,5,7,11,13,...\)
Bước 2: Số chia trong phép chia hết đầu tiên là một ước của \(a\)
- Phân tích một số tự nhiên lớn hơn \(1\) ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.
- Viết các thừa số nguyên tố theo thứ tự từ bé đến lớn, tích các thừa số giống nhau dưới dạng lũy thừa.
Các cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Sơ đồ cột:
Chia số \(n\) cho một số nguyên tố (xét từ nhỏ đến lớn ), rồi chia thương tìm được cho một số nguyên tố (cũng xét từ nhỏ đến lớn), cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thương bằng \(1.\)
Sơ đồ cây:
Bước 1: Phân tích số n thành tích của hai số bất kì khác 1 và chính nó.
Bước 2: Tiếp tục phân tích ước thứ nhất và ước thứ hai thành tích của hai số bất kì khác 1 và chính nó.
Bước 3: Cứ như vậy đến khi nào xuất hiện số nguyên tố thì dừng lại.
Bước 4: Số n bằng tích của các số cuối cùng của mỗi nhánh.
Nhận xét:
* Cách tính số lượng các ước của một số $m\left( {m > 1} \right)$: ta xét dạng phân tích của số m ra thừa số nguyên tố:
Nếu $m = {a^x}$ thì $m$ có $x + 1$ ước
Nếu $m = {a^x}.{b^y}$ thì $m$ có $\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right)$ ước
Nếu $m = {a^x}.{b^y}.{c^z}$ thì $m$ có $\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right)\left( {z + 1} \right)$ ước.
4 Ước chung và ước chung lớn nhất
a. Ước chung
Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
Nhận xét:
+) \(x \in \)ƯC\(\left( {a,b} \right)\) nếu \(a \vdots x\) và \(b \vdots x.\)
+) \(x \in \)ƯC\(\left( {a,b,c} \right)\) nếu \(a \vdots x\) ; \(b \vdots x\) và \(c \vdots x.\)
b. Ước chung lớn nhất
+) Định nghĩa: Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.
+) Cách tìm ước chung lớn nhất –ƯCLN
Muốn tìm ƯCLN của của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau :
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.
Chú ý: Nếu các số đã cho không có thừa số nguyên tố chung thì ƯCLN của chúng bằng 1.
Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 gọi là các số nguyên tố cùng nhau.
+) Cách tìm ƯC thông qua ƯCLN
Để tìm ước chung của các số đã cho, ta có tể tìm các ươc của ƯCLN của các số đó.
Ứng dụng trong rút gọn phân số tối giản
Rút gọn phân số: Chia cả tử và mẫu cho ước chung khác 1 (nếu có) của chúng.
Phân số tối giản: \(\dfrac{a}{b}\) là phân số tối giản nếu ƯCLN\(\left( {a,b} \right) = 1\)
Đưa một phân số chưa tối giản về phân số tối giản: Chia cả tử và mẫu cho ƯCLN\(\left( {a,b} \right)\).
5. Bội chung và bội chung nhỏ nhất
a. Bội chung
Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
Nhận xét:
+) \(x \in BC\left( {a,b} \right)\) nếu \(x \vdots a\) và \(x \vdots b\)
+) \(x \in BC\left( {a,b,c} \right)\) nếu \(x \vdots a\); \(x \vdots b\) và \(x \vdots c\)
b. Bội chung nhỏ nhất
+) Định nghĩa
Bội chung nhỏ nhất (BCNN) của hai hay nhiều số là số lớn nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
+) Cách tìm bội chung nhỏ nhất-BCNN
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện theo ba bước sau :
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.
+) Cách tìm bội chung thông qua bội chung nhỏ nhất
Để tìm bội chung của các số đã cho, ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó.
Ứng dụng trong tìm mẫu chung của các phân số
Cách 1: Chọn mẫu chung cho hai phân số là bội chung nhỏ nhất của hai mẫu số đó.
Cách 2: Chọn bội chung bất kì khác 0 của 2 mẫu số đó.
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Bài tập cuối chương 1
Bài tập & Lời giải:
- 👉 Giải Bài 1 trang 59 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1
- 👉 Giải Bài 2 trang 59 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1
- 👉 Giải Bài 3 trang 59 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1
- 👉 Giải Bài 4 trang 59 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1
- 👉 Giải Bài 5 trang 59 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1
- 👉 Giải Bài 6 trang 59 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1
- 👉 Giải Bài 7 trang 59 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1
- 👉 Giải Bài 8 trang 60 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1
Xem thêm lời giải Toán lớp 6 - Cánh diều
GIẢI TOÁN 6 TẬP 1 CÁNH DIỀU
GIẢI TOÁN 6 TẬP 2 CÁNH DIỀU
- 👉 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
- 👉 CHƯƠNG 5. PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP PHÂN
- 👉 CHƯƠNG 6. HÌNH HỌC PHẲNG
CHƯƠNG 1.SỐ TỰ NHIÊN
- 👉 Bài 1. Tập hợp
- 👉 Bài 2. Tập hợp các số tự nhiên
- 👉 Bài 3. Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
- 👉 Bài 4. Phép nhân, phép chia với các số tự nhiên
- 👉 Bài 5. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
- 👉 Bài 6. Thứ tự thực hiện các phép tính
- 👉 Bài 7. Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết
- 👉 Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- 👉 Bài 9. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- 👉 Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số
- 👉 Bài 11. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- 👉 Bài 12. Ước chung và ước chung lớn nhất
- 👉 Bài 13. Bội chung và bội chung nhỏ nhất
- 👉 Bài tập cuối chương 1
CHƯƠNG 2.SỐ NGUYÊN
- 👉 Bài 1. Số nguyên âm
- 👉 Bài 2. Tập hợp các số nguyên
- 👉 Bài 3. Phép cộng các số nguyên
- 👉 Bài 4. Phép trừ các số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc
- 👉 Bài 5. Phép nhân các số nguyên
- 👉 Bài 6. Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên
- 👉 Bài tập cuối chương 2
- 👉 Hoạt động thực hành và trải nghiệm Chủ đề 1. Đầu tư kinh doanh
CHƯƠNG 3. HÌNH HỌC TRỰC QUAN
- 👉 Bài 1. Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều
- 👉 Bài 2. Hình chữ nhật. Hình thoi
- 👉 Bài 3. Hình bình hành
- 👉 Bài 4. Hình thang cân
- 👉 Bài 5. Hình có trục đối xứng
- 👉 Bài 6. Hình có tâm đối xứng
- 👉 Bài 7. Đối xứng trong thực tiễn
- 👉 Bài tập cuối chương 3
- 👉 Thực hành phần mềm Geogebra
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
- 👉 Bài 1. Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lý số liệu
- 👉 Bài 2. Biểu đồ cột kép
- 👉 Bài 3. Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
- 👉 Bài 4. Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
- 👉 Bài tập cuối chương 4
CHƯƠNG 5. PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP PHÂN
- 👉 Bài 1. Phân số với tử và mẫu là số nguyên
- 👉 Bài 2. So sánh các phân số. Hỗn số dương
- 👉 Bài 3. Phép cộng và phép trừ phân số
- 👉 Bài 4. Phép nhân và phép chia phân số
- 👉 Bài 5. Số thập phân
- 👉 Bài 6. Phép cộng và phép trừ số thập phân
- 👉 Bài 7. Phép nhân, phép chia số thập phân
- 👉 Bài 8. Ước lượng và làm tròn số
- 👉 Bài 9. Tỉ số. Tỉ số phần trăm
- 👉 Bài 10. Hai bài toán về phân số
- 👉 Bài tập cuối chương 5
- 👉 Hoạt động thực hành và trải nghiệm chủ đề 2
CHƯƠNG 6. HÌNH HỌC PHẲNG
Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 6 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 6 - Kết nối tri thức
- Sách bài tập Toán 6 - Cánh diều
- Toán lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Toán lớp 6 - Kết nối tri thức
- Tài liệu Dạy - học Toán 6
- Sách bài tập Toán lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Sách bài tập Toán 6 - Kết nối tri thức
- Toán lớp 6 - Cánh diều
- Toán lớp 6 - KNTT
- Toán lớp 6 - CTST
- Giải toán lớp 6
Vật Lý
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Văn mẫu 6 - Kết nối tri thức
- SBT Ngữ văn lớp 6
- Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức
- Văn mẫu 6 - Cánh Diều
- Văn mẫu 6 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Tác giả - Tác phẩm văn 6
- Soạn văn 6 - Cánh diều chi tiết
- Soạn văn 6 - Cánh diều siêu ngắn
- Soạn văn 6 - KNTT chi tiết
- Soạn văn 6 - KNTT siêu ngắn
- Soạn văn 6 - CTST chi tiết
- Soạn văn 6 - CTST siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 6 siêu ngắn
- Bài soạn văn 6
- Bài văn mẫu 6
Lịch Sử
- Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí 6 - Cánh Diều
- Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí 6 - Chân trời sáng tạo
- Sách bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Cánh diều
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Cánh Diều
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Kết nối tri thức
- Sách bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Tập bản đồ Lịch sử 6
- Sách bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Kết nối tri thức
- Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Cánh Diều
- Lịch sử và Địa lí lớp 6 - KNTT
- Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Giải môn Lịch sử lớp 6
Địa Lý
Sinh Học
GDCD
Tin Học
- SBT Tin học lớp 6 - Cánh Diều
- SBT Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức
- Tin học lớp 6 - Cánh Diều
- Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức + chân trời sáng tạo
- SGK Tin học lớp 6
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 6 - English Discovery
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 6 - Right on!
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 6 - iLearn Smart World
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 6 - Friends Plus
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 6 - Global Success
- SBT Tiếng Anh 6 - Right on!
- SBT Tiếng Anh 6 - English Discovery (Cánh buồm)
- SBT Tiếng Anh 6 - Friends plus (Chân trời sáng tạo)
- SBT Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- SBT Tiếng Anh 6 - Global Success (Kết nối tri thức)
- SBT Tiếng Anh lớp 6
- Tiếng Anh 6 - Explore English
- Tiếng Anh 6 - English Discovery
- Tiếng Anh 6 - Right on
- Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Tiếng Anh 6 - Global Success
Công Nghệ
- SBT Công nghệ lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- SBT Công nghệ lớp 6 - Cánh diều
- SBT Công nghệ lớp 6 - Kết nối tri thức
- Công nghệ lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Công nghệ lớp 6 - Cánh Diều
- Công nghệ lớp 6 - Kết nối tri thức
- SGK Công nghệ 6
Khoa Học
- SBT KHTN lớp 6 - Cánh Diều
- SBT KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- SBT KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức
- KHTN lớp 6 - Cánh Diều
- KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức
- Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 - CTST
- Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 - KNTT
- Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh Diều
- Khoa học tự nhiên lớp 6 - KNTT
- Khoa học tự nhiên lớp 6 - CTST
Âm Nhạc & Mỹ Thuật
- Mĩ thuật lớp 6 - Cánh diều
- Mĩ thuật lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Mĩ thuật lớp 6 - Kết nối tri thức
- Âm nhạc lớp 6: Chân trời sáng tạo
- Âm nhạc lớp 6 - Cánh Diều
- Âm nhạc lớp 6: Kết nối tri thức
- Âm nhạc và mỹ thuật lớp 6
Hoạt động trải nghiệm
- Thực hành Trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Cánh diều
- SBT Trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- SBT Trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Kết nối tri thức
- SGK Trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Cánh diều
- SGK Trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- SGK Trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Kết nối tri thức