Lý thuyết Phép cộng, phép trừ hai số nguyên Toán 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Phép cộng, phép trừ hai số nguyên Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Lý thuyết:

Phép cộng, trừ số nguyên 

I. Cộng hai số nguyên cùng dấu

1. Phép cộng hai số nguyên dương

Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác \(0\).

Ví dụ: \(2 + 4 = 6\).

2. Phép cộng hai số nguyên âm

Để cộng hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1: Bỏ dấu “-” trước mỗi số

Bước 2: Tính tổng của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1.

Bước 3: Thêm dấu “-” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

Nhận xét:

- Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương.

- Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

Chú ý: Cho \(a,\,\,b\) là hai số nguyên dương, ta có:

\(\begin{array}{l}\left( { + a} \right) + \left( { + b} \right) = a + b\\\left( { - a} \right) + \left( { - b} \right) = - \left( {a + b} \right)\end{array}\)

Ví dụ:

\(\left( { - 3} \right) + \left( { - 5} \right) = - \left( {3 + 5} \right) = - 8\).

\(\left( { - 13} \right) + \left( { - 7} \right) = - \left( {13 + 7} \right) = - 20\).

II. Cộng hai số nguyên khác dấu

Để cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại.

Bước 2. Trong hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn.

Bước 3. Cho hiệu vừa nhận được dấu ban đầu của số lớn hơn ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

Nhận xét: Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng \(0\): \(a + \left( { - a} \right) = 0\).

Chú ý:

- Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta có tổng dương.

- Nếu số dương bằng số đối của số âm thì ta có tổng bằng \(0\).

- Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.

Ví dụ:

a) \(\left( { - 8} \right) + 2 = - \left( {8 - 2} \right) = - 6.\)

b) \(17 + \left( { - 5} \right) = 17 - 5 = 12\).

c) \(\left( { - 5} \right) + 5 = 0\) (Do \( - 5\) và \(5\) là hai số đối nhau).

III. Tính chất của phép cộng các số nguyên

Phép cộng số nguyên có các tính chất:

- Giao hoán: \(a + b = b + a\);

- Kết hợp: \(\left( {a + b} \right) + c = a + \left( {b + c} \right);\)

- Cộng với số \(0\): \(a + 0 = 0 + a;\)

- Cộng với số đối: \(a + \left( { - a} \right) = \left( { - a} \right) + a = 0.\)

Ví dụ 1:

Tính một cách hợp lí: \(\left( { - 34} \right) + \left( { - 15} \right) + 34\)

Ta có:

\(\left( { - 34} \right) + \left( { - 15} \right) + 34\)

\(= \left( { - 15} \right) + \left( { - 34} \right) + 34\) (Tính chất giao hoán)                  

\( = \left( { - 15} \right) + \left[ {\left( { - 34} \right) + 34} \right]\) (Tính chất kết hợp)

\( = \left( { - 16} \right) + 0\) (cộng với số đối)

\( = - 16\)         (cộng với số 0).

Ví dụ 2:

Trong một ngày, nhiệt độ ở Mát-xcơ-va lúc 5 giờ là \( - {7^o}C\), đến 10 giờ tăng thêm \({6^o}C\) và lúc 12 giờ tăng thêm \({4^o}C\). Nhiệt độ ở Mát-xcơ-va lúc 12 giờ là bao nhiêu?

Giải

Nhiệt độ ở Mát-xcơ-va lúc 12 giờ là:

\(\left( { - 7} \right) + 6 + 4 = \left( { - 7} \right) + \left( {6 + 4} \right) = \left( { - 7} \right) + 10 = 10 - 7 = 3\,\,\left( {^oC} \right)\).

IV. Phép trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên \(a\) cho số nguyên \(b\), ta cộng \(a\) với số đối của b:

\(a - b = a + \left( { - b} \right)\)

Nhận xét: Phép trừ trong \(\mathbb{N}\) không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong \(\mathbb{Z}\) luôn thực hiện được.

Chú ý: Cho hai số nguyên \(a\) và \(b\). Ta gọi \(a - b\) là hiệu của \(a\) và \(b\) (\(a\) được gọi là số bị trừ, \(b\) là số trừ).

Ví dụ 1:

a) \(6 - 9 = 6 + \left( { - 9} \right) = - \left( {9 - 6} \right) = - 3\).

b) \(8 - \left( { - 4} \right) = 8 + 4 = 12\).

c) \( - 8 - \left( { - 9} \right) = - 8 + 9 = 9 - 8 = 1\).

Ví dụ 2:

Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh đang là \({3^o}C\), bác Nhung vặn nút điều chỉnh giảm \({4^O}C\).Nhiệt độ phòng sau khi giảm là bao nhiêu độ.

Giải

Do bác Nhung giảm nhiệt độ đi \({4^o}C\), nên ta làm phép trừ:

\(3 - 4 = 3 + \left( { - 4} \right) = - \left( {4 - 3} \right) = - 1\).

Vậy nhiệt độ phòng ướp lạnh sau khi giảm là \( - {1^o}C\).

V. Quy tắc dấu ngoặc

Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:

- Có dấu “+”, thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc

\( + \left( {a + b - c} \right) = a + b - c\)

 - Có dấu “-”, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc

\( - \left( {a + b - c} \right) = - a - b + c\)

Chú ý:

Trong một biểu thức, ta có thể:

+ Thay đổi tùy ý vị trí của các số hạng kèm theo dấu của chúng.

\(a - b - c = - b + a - c = - c - b + a.\)

+ Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý. Nếu trước dấu ngoặc là dấu “-” thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

\(a - b - c = \left( {a - b} \right) - c = a - \left( {b + c} \right).\)

Ví dụ 1:

\(\begin{array}{l}673 + \left[ {2021 - \left( {2021 + 673} \right)} \right] = 673 + \left[ {2021 - 2021 - 673} \right]\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 673 + \left( { - 673} \right) = 0\end{array}\)

Ví dụ 2:

\(\begin{array}{l}12 + 13 + 14 - 15 - 16 - 17 = \left( {12 - 15} \right) + \left( {13 - 16} \right) + \left( {14 - 17} \right)\\ = \left( { - 3} \right) + \left( { - 3} \right) + \left( { - 3} \right) = - \left( {3 + 3 + 3} \right) = - 9\end{array}\).

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong bài: Bài 3. Phép cộng và phép trừ hai số nguyên

Bài tập & Lời giải:

Lý thuyết:

Xem thêm lời giải Toán lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1, Tập 2 Chân trời sáng tạo, giúp soạn toán 6 hay nhất đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức phần số học và hình học sách giáo khoa Toán lớp 6

GIẢI TOÁN 6 SỐ VÀ ĐẠI SỐ TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIẢI TOÁN 6 HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIẢI TOÁN 6 MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC XUẤT TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIẢI TOÁN 6 SỐ VÀ ĐẠI SỐ TẬP 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIẢI TOÁN 6 HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG TẬP 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIẢI TOÁN 6 MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC XUẤT TẬP 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHƯƠNG 1.SỐ TỰ NHIÊN

CHƯƠNG 2. SỐ NGUYÊN

CHƯƠNG 3. HÌNH HỌC TRỰC QUAN. CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

CHƯƠNG 5. PHÂN SỐ - CTST

CHƯƠNG 6. SỐ THẬP PHÂN

CHƯƠNG 7. HÌNH HỌC TRỰC QUAN. TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

CHƯƠNG 8. HÌNH HỌC PHẲNG. CÁC HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN

CHƯƠNG 9. MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm