Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành KHTN 6 Cánh Diều

Lý thuyết Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành KHTN 6 Cánh Diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

Lý thuyết:

I. Một số dụng cụ đo trong học tập môn Khoa học tự nhiên

1.Một số dụng cụ đo

- Dụng cụ đo chiều dài: Thước cuộn, thước kẻ thẳng, thước dây.

- Dụng cụ đo khối lượng: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế.

- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: Cốc đong, ống đong, bình tam giác, ống hút nhỏ giọt, ống pipet.

- Dụng cụ đo thời gian: Đồng hồ bấm giây điện tử, đồ hồ bấm giây, đồng hồ treo tường.

- Dụng cụ đo nhiệt độ: Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu.

2. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích

- Ước lượng thể tích của chất lỏng cần lấy hoặc cần đo để chọn được dụng cụ đo phù hợp:

+ Lấy một lượng nhỏ: Ống hút nhỏ giọt, ống pipet,...

+ Lấy và chứa một lượng lớn: cốc đong, ống đong, bình tam giác,…

- Đặt dụng cụ đo thẳng đứng và đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong dụng cụ.

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

3. Quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học

- Cách sử dụng kính lúp: Đặt mặt kính gần mẫu vật, điều chỉnh khoảng cách giữa kính và vật quan sát đến khi nhìn rõ vật.

- Cách sử dụng kính hiển vi quang học:

+ Bước 1: Cố định tiêu bản trên bàn kính bằng cách kẹp tiêu bản vào đúng khoảng sáng.

+ Bước 2: Xoay đĩa quay gắn vật kính để chọn vật kính phù hợp.

+ Bước 3: Quan sát tiêu bản qua thị kính.

+ Bước 4: Xoay núm di chuyển tiêu bản để đưa tiêu bản vào vị trí quan sát.

+ Bước 5: Xoay núm điều chỉnh thô để tiêu bản về gần vật kính.

+ Bước 6: Xoay núm điều chỉnh độ sáng của đèn để có ánh sáng vừa phải.

+ Bước 7: Xoay núm điều chỉnh thô từ từ để tiêu bản di chuyển ra xa khỏi vật kính đến khi nhìn thấy tiêu bản.

+ Bước 8: Xoay núm điều chỉnh tinh để nhìn rõ tiêu bản.

II. Quy định an toàn trong phòng thực hành

1. Quy định an toàn trong phòng thực hành

Trong phòng thực hành có nhiều tình huống nguy hiểm, nhất là khi dùng lửa, hóa chất, dụng cụ thủy tinh dễ vỡ. Do đó cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy định an toàn trong phòng thực hành.

2. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

 

xemloigiai.com

Xem thêm lời giải KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh Diều (CD), giúp soạn Khoa học tự nhiên 6 hay nhất, đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6

Phần 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo

Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất

Phần 3: Vật sống

Phần 4: Năng lượng và sự biến đổi

Phần 5: Trái đất và bầu trời

Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Chủ đề 2: Các phép đo

Chủ đề 3: Các thể của chất

Chủ đề 4: Oxygen không khí

Chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Chủ đề 6: Hỗn hợp

Chủ đề 7 : Tế bào

Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

Chủ đề 9: Lực

Chủ đề 10: Năng lượng

Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời, mặt trăng; hệ mặt trời và ngân hà

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm