Trả lời câu hỏi mục 1 trang 146 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Em hãy đọc giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1. 2. Ở trạm khí tượng Láng (Hà Nội), kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm trong ngày 25 tháng 7 năm 2019 lần lượt là 27 độ C, 27 độ C, 32 độ C, 30 độ C. Hãy cho biết nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó. 3. Quan sát hình 2 và đọc thông tin mục 1b, em hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí giữa các địa điểm. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Đề bài

1. Em hãy đọc giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1.

2. Ở trạm khí tượng Láng (Hà Nội), kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm trong ngày 25 tháng 7 năm 2019 lần lượt là 27oC, 27oC, 32oC, 30oC. Hãy cho biết nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó.

3. Quan sát hình 2 và đọc thông tin mục 1b, em hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí giữa các địa điểm. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Hình 2. Nhiệt độ không khí trung bình năm của một số địa điểm trên Trái Đất

Phương pháp giải - Xem chi tiết

1. Quan sát hình 1 SGK.

2. Nhiệt độ không khí trung bình ngày = Tổng nhiệt độ đo 4 thời điểm trong ngày/4.

3. Quan sát hình 2 SGK.

Lời giải chi tiết

1. Giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1: 18oC.

2. Nhiệt độ không khí trung bình ngày 25/7/2019 là: (27 + 27 + 32 + 30) : 4 = 29oC.

3. Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí giữa các địa điểm

- Ma-ni-la có nhiệt độ trung bình năm của không khí cao nhất trong 3 địa điểm (25,4oC), tiếp đến là Xơ-un (13,3oC) và thấp nhất là Tích-xi (-12,8oC).

=> Nhiệt độ trung bình năm của không khí giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao.

- Giải thích:

+ Vùng vĩ độ thấp (Ma-ni-la) quanh năm có góc chiếu sáng của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.

+ Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn: Xơ-un (vĩ độ trung bình), Tích-xi (vĩ độ cao) nên nhiệt độ trung bình năm của không khí thấp dần.

Xem thêm lời giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Kết nối tri thức

Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức giúp soạn bài Lịch sử và địa lý 6 hay nhất. Tổng hợp lý thuyết và lời giải chi tiết tất cả các câu hỏi sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 6

GIẢI LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

GIẢI ĐỊA LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Chương 1. Tại sao cần học lịch sử

Chương 2. Xã hội nguyên thủy

Chương 3. Xã hội cổ đại

Chương 4. Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X

Chương 5. Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ X

Chương 1 Bản đồ - phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất?

Chương 2. Trái đất - Hành tinh của hệ Mặt Trời

Chương 3 Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

Chương 4 Khí hậu và biến đổi khí hậu

Chương 5 Nước trên Trái Đất

Chương 6 Đất và sinh vật trên Trái Đất

Chương 7 Con người và thiên nhiên

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm